Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Nhãn trái vụ ở Mường Hung

Trong chuyến công tác tại xã Mường Hung (Sông Mã), chúng tôi được giới thiệu về vườn nhãn trái vụ của anh Vũ Văn Liên, bản Hát 8. Đây là vườn nhãn trái vụ đầu tiên của xã, chủ nhân của vườn nhãn là một nông dân cần cù, chịu khó học hỏi kỹ thuật mới trong trồng trọt và cũng là tấm gương điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi.

Mô hình nhãn trái vụ của gia đình anh Vũ Văn Liên xã Mường Hung (Sông Mã).

Sau nửa tiếng đồng hồ theo chân anh Đào Xuân Anh, Chủ tịch UBND xã Mường Hung, chúng tôi đến nhà anh Vũ Văn Liên. Thật bất ngờ khi được chứng kiến vườn nhãn vừa cho thu hoạch quả cách đây hơn một tháng, trên cây vẫn còn sót lại một số chùm quả chín, nhưng có cây lại có quả non, cây khác đang đơm hoa. Ăn thử, mọi người đều nhận xét nhãn rất thơm ngon, độ ngọt đậm không khác so với nhãn chính vụ. Chủ tịch UBND xã bảo: Đây là hộ đầu tiên trong xã có kỹ thuật ép nhãn ra quả bất kỳ thời điểm nào trong năm theo ý muốn. Chúng tôi đang có kế hoạch nhân rộng cách làm hay này.

Anh Liên sinh ra và lớn lên ở Hưng Yên, năm 1989 theo gia đình lên lập nghiệp ở Mường Hung, gia đình anh đã gắn bó với nghề trồng nhãn ở đây đã hơn 30 năm nay. Thời gian đầu lập nghiệp, gia đình anh cũng chỉ biết trồng loại nhãn giống địa phương. Nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng ở Mường Hung có nét tương đồng với các tỉnh miền Nam, trong đó ở miền Nam trồng được các loại cây cho quả quanh năm, anh Liên trăn trở tại sao mình không làm được. Đến cuối năm 2018, anh mạnh dạn áp dụng thí điểm kỹ thuật sản xuất nhãn trái vụ. Do vừa làm vừa nghiên cứu, nên diện tích thí điểm chưa nhiều, tuy nhiên, thành quả ban đầu mang lại cũng đáng kể. Anh Liên kể: Tôi bắt đầu thử nghiệm cuối tháng 6 âm lịch năm ngoái. Nhưng dịp đó mưa nhiều, lượng thuốc phun thí điểm ít quá nên kết quả không cao, chỉ thu hoạch 2 tạ quả trái vụ. Tháng 10 năm 2018, tôi tiếp tục thử nghiệm và đã có kết quả như bây giờ. Vụ nhãn trái mùa hồi tháng 2/2019, tôi thu hoạch khoảng 1,2 tấn quả, với giá 60 nghìn đồng/kg bán cho thương lái, giá bán lẻ dao động từ 80-120 nghìn đồng/kg. Hiện, tôi có 4 ha cây ăn quả, trong đó, 2 ha với 300 gốc áp dụng kỹ thuật cho ra quả chín sớm, chính vụ và chín muộn.

Nói về việc áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất, anh Liên chia sẻ: Kỹ thuật này do anh tự nghiên cứu ra, quan trọng nhất là vườn phải có đủ nước, đúng chủng loại thuốc (KNO2) và chỉ có giống nhãn T6, Hương Chi, nhãn địa phương (hay còn gọi là nhãn cỏ) mới áp dụng được. Ban đầu, anh gọi điện cho người bạn ở Phước Long (Bình Phước), được bạn hướng dẫn muốn cho nhãn ra quả trái vụ phải can thiệp bằng cách kích thích rễ cây bằng thuốc. Anh đã đặt mua 3 tạ thuốc về để làm thí điểm. Anh vừa kích thích rễ cây theo phương pháp của các hộ dân ở miền Nam, vừa áp dụng kỹ thuật tiện vỏ cành nhãn để cây có thể cho ra trái vụ. Theo anh, bộ rễ chùm của nhãn thường phát triển theo tán lá và nằm ngay phía dưới mặt đất. Để ép cây ra trái vụ bất cứ thời gian nào trong năm, khi can thiệp kỹ thuật phải phun thuốc tùy theo diện tích bề mặt đất mà rễ bao chùm. Ví dụ, muốn một nửa cây ra trái vụ thì phun thuốc một nửa diện tích rễ bao chùm và dùng kéo chuyên dụng để tiện một lớp vỏ của những cành cây cùng phía với rễ được kích thích. Bằng cách này, có thể khiến cành bất kỳ trong một cây ra quả lúc nào cũng được. Tiện vỏ thân để ngăn dinh dưỡng lên cây và làm cho cành bị tiện vỏ sẽ ra lộc. Nếu chỉ tiện vỏ thì cũng không đủ, mà phải dùng thuốc đồng thời, lúc này thuốc sẽ ức chế toàn bộ rễ chùm ở mặt đất, trong khi đó rễ cọc vẫn hút một phần nước lên nuôi cây.

Anh Vũ Văn Liên kiểm tra nhãn trái vụ.

Hiện nay, anh Vũ Văn Liên đã thành lập hợp tác xã Thành Công, với 8 thành viên, 15 ha cây ăn quả. Theo anh, khi thành lập HTX sẽ được giao lưu học hỏi nhiều, đúc kết nhiều kinh nghiệm từ các HTX và thành viên khác; được Nhà nước quan tâm hơn, ưu đãi về vốn, kỹ thuật. Đối với việc sản xuất nhãn trái vụ, anh Liên sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật cho nhiều người khác, kể cả việc hướng dẫn trực tiếp tại vườn, thậm chí là hỗ trợ về vốn cho người dân trong vùng. Khi thành công, đã có nhiều HTX, hội nông dân các cấp và người dân đến vừa mua giống vừa học hỏi kỹ thuật sản xuất nhãn trái vụ.

Sản xuất nhãn trái vụ ở Mường Hung bước đầu đã có kết quả khả quan. Với cách này, có thể cung cấp nhãn quả quanh năm ra thị trường. Tuy nhiên, các cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu kỹ cách làm mới này trước khi nhân diện rộng để đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập trên cùng diện tích đất canh tác cho người dân.

Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Thời sự - Chính trị -
    Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.
  • 'Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Sau sắp xếp tổ chức theo mô hình mới, Liên đoàn Lao động tỉnh quản lý 184 công đoàn cơ sở, gồm 45 đơn vị khối sự nghiệp và 139 đơn vị khối doanh nghiệp, hợp tác xã, nghiệp đoàn, với 12.486 đoàn viên, người lao động. Hướng về cơ sở, lấy người lao động làm trung tâm, đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên.
  • 'Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Văn hóa - Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có 4 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cơ đốc giáo, với 37.485 tín đồ. Có 5 tổ chức tôn giáo được chấp thuận thành lập và 40 điểm nhóm đạo được cấp phép sinh hoạt tập trung. Chú trọng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện để đồng bào tôn giáo thực hành tín ngưỡng theo pháp luật, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
  • 'Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Nông thôn mới -
    Với sự hỗ trợ của Nhà nước, chung tay góp sức của các doanh nghiệp, đơn vị, nhà hảo tâm và đóng góp của nhân dân, những tuyến đường liên bản, nội bản, ngõ, xóm ở xã biên giới Chiềng Sơn được thắp sáng ánh điện khi màn đêm buông xuống, giúp bà con đi lại thuận tiện hơn, đảm bảo an ninh trật tự.
  • 'Nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực

    Nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực

    Nông thôn mới -
    Đoàn xã Phiêng Pằn thành lập trên cơ sở sáp nhập các đoàn xã Phiêng Pằn, Nà Ớt, Chiềng Lương, có 743 đoàn viên, sinh hoạt tại 53 chi đoàn. Với tinh thần xung kích, tình nguyện và trách nhiệm vì cộng đồng, các đoàn viên thanh niên đã tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.
  • 'Xây dựng nông thôn mới sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn

    Xây dựng nông thôn mới sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn

    Nông thôn mới -
    Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và vận hành mô hình hệ thống chính trị mới, xã Mường La được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Ít Ong và các xã Nặm Păm, Chiềng San, Chiềng Muôn, Pi Toong. Những năm qua, các địa phương đã huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đổi thay Mường Chiên

    Đổi thay Mường Chiên

    Kinh tế -
    Về xã Mường Chiên mùa này, những thửa ruộng bậc thang đầy ắp nước chồng lên nhau thành từng lớp lung linh và quyến rũ, kéo dài từ lòng hồ sông Đà lên các khu dân cư; những triền đồi được phủ xanh bởi các loại cây ăn quả; những ngôi nhà xây kiên cố, đường giao thông nông thôn sạch đẹp, tạo nên diện mạo nông thôn mới Mường Chiên.