Đổi thay ở Bó Sinh

Những năm qua, xã Bó Sinh (Sông Mã) đã tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển.

Trụ sở làm việc của xã Bó Sinh (Sông Mã) được đầu tư xây dựng khang trang.

Cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; thành lập Ban Chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo của xã; phát huy tốt vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác xóa đói, giảm nghèo; tập trung tuyên truyền định hướng phát triển kinh tế, nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về đổi mới cách nghĩ, cách làm; bỏ thói quen sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, liên kết thị trường; vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất theo hướng thâm canh, tăng vụ, thay thế những diện tích cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc để nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo. Xã đã lồng ghép các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh và của huyện; tập trung thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ vốn vay đối với người dân, đặc biệt là hộ nghèo, thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, hiện toàn xã có 626 hộ được vay vốn các tổ chức tín dụng, với tổng số tiền gần 15 tỷ đồng để phát triển kinh tế. Xã tích cực phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện mở các lớp chuyển giao kỹ thuật sản xuất; tăng cường đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất...

Với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và sự nỗ lực của nhân dân, kinh tế của xã Bó Sinh có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn xã hiện có khoảng 70 hộ thu nhập từ 150 đến 350 triệu đồng/năm từ cây ăn quả, nhiều hộ biết áp dụng các kỹ thuật lai tạo các loại giống nhãn, xoài cho năng suất cao. Ngoài ra, các hộ còn tập trung xây dựng chuồng trại để phát triển chăn nuôi, toàn xã hiện có trên 200 đàn ong lấy mật; trồng gần 10 ha cỏ voi, nuôi gần 6.500 con gia súc, hơn 19.000 con gia cầm các loại, đem lại thu nhập cao, nhiều hộ còn thoát nghèo, kinh tế gia đình từng bước ổn định như các hộ: Lường Văn Tá (bản Nà Niêng); Lò Văn Nguyên, Lò Văn Hoàn (bản Phống)...

Kinh tế phát triển, các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế cũng được quan tâm và đạt nhiều kết quả quan trọng. Tỷ lệ trẻ em đúng độ tuổi đến trường đạt 99,5%; tỷ lệ học sinh được lên lớp đạt 100%; học sinh chuyển cấp đạt trên 100%. Hiện, Trường PTDTBT THCS Bó Sinh đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Trạm Y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xã có gần 45% hộ đạt “Gia đình văn hóa”; duy trì hoạt động của 16 đội văn nghệ, 10 đội bóng chuyền, 16 đội bóng đá thường xuyên giao lưu, biểu diễn phục vụ nhân dân, đặc biệt trong các ngày lễ, tết... Toàn xã đang có gần 90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh; 95% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Bên cạnh đó, Bó Sinh còn chú trọng xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường học, các công trình phúc lợi, xây dựng nhà văn hóa bản, với tổng vốn đầu tư từ năm 2016 đến nay trên 10 tỷ đồng, huy động gần 7.500 ngày công; tu sửa và xây dựng kiên cố hóa 23 công trình thủy lợi, đảm bảo đủ nước tưới cho gần 140 ha lúa 2 vụ, hiện xã đang đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông liên bản, nội bản tạo thuận lợi cho vận chuyển và đi lại của người dân.

Ông Lò Văn Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Bó Sinh cho biết: Từ khi có chiếc cầu bê tông nối hai bờ sông Mã giúp người dân trong xã đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện, nông sản làm ra đến đâu được tiêu thụ đến đó. Đặc biệt vụ nhãn năm 2018, với 100 ha nhãn, sản lượng đạt gần 500 tấn nhãn quả của bà con được thương lái đưa xe ô tô đến tận nhà thu mua; thu nhập bình quân năm nay ước đạt 15 triệu đồng/người/năm. Bó Sinh đã khác trước, có điện, đường, trường, trạm, đời sống mọi mặt của bà con có nhiều thay đổi, được thụ hưởng nhiều dịch vụ tiện ích, sức khỏe người dân được chăm sóc, học hành con trẻ được bảo đảm, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên... Hiện, xã đạt 8 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bó Sinh vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 50% (theo đa chiều). Thời gian tới, Bó Sinh tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, tập trung khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế, tiếp tục khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, tập trung vào những loại cây ăn quả có chất lượng cao, phù hợp với đất đai, khí hậu trên địa bàn để nâng cao hiệu quả kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Minh Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/10/2024, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 24, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 401/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.