Hiệu quả nguồn vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở Quỳnh Nhai

Góp phần tích cực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Quỳnh Nhai (Agribank Quỳnh Nhai) đã tập trung thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, đưa nguồn vốn vay đến với người dân, giúp nhiều hộ phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập.

 

HTX DVTM Thương Tuyên nuôi cá lồng theo quy trình VietGap trên hồ thủy điện Sơn La.

Để nguồn vốn vay phát huy hiệu quả, Agribank Quỳnh Nhai luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để triển khai các gói tín dụng phù hợp. Trong đó, tập trung tuyên truyền nguồn vốn cho vay theo Nghị định 55 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX và các dự án sản xuất, kinh doanh, phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa, nuôi và khai thác thủy sản gắn với phát triển du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Sơn La. Các chương trình cho vay đều được triển khai tới tất cả các xã trên địa bàn. Đồng thời, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian cũng như chi phí đi lại cho người dân bằng việc trực tiếp xuống giao dịch tại 2 cụm xã: Mường Giôn - Chiềng Khay và Mường Chiên - Cà Nàng - Pá Ma Pha Khinh vào các ngày 14 và 20 hằng tháng.

Theo thông tin từ ông Nguyễn Sơn Ninh, Giám đốc Agribank Quỳnh Nhai, cùng với thực hiện tốt chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn, Chi nhánh tăng cường công tác huy động vốn trên địa bàn, đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay để phát triển sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Năm 2018, tổng dư nợ Chi nhánh quản lý đạt 386 tỷ đồng, với 2.668 khách hàng vay vốn. Trong đó, tín dụng đối với hộ dân, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn 371 tỷ đồng, chiếm 90% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, đơn vị phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội thành lập 41 tổ vay vốn tại các xã, bản, với gần 1.800 thành viên, tổng dư nợ trên 120 tỷ đồng; thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn trong nhân dân; thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng vốn vay đảm bảo đúng mục đích, đạt hiệu quả cao. 

Trước đây, trong làm ăn kinh tế, bà con các dân tộc Quỳnh Nhai chủ yếu tự cung tự cấp, chăn thả rông gia súc, khai thác tài nguyên thiên nhiên từ rừng và nguồn tiền bồi thường di dân tái định cư thủy điện Sơn La..., nhờ tiếp cận nguồn vốn của Agribank Quỳnh Nhai, bà con đã đầu tư sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng và khai thác thủy sản đối với các xã có điều kiện tự nhiên trên lòng hồ thủy điện... đã tạo ra nhiều kết quả hết sức khả quan. HTX Dịch vụ thương mại Thương Tuyên (xã Mường Giàng) là một trong những đơn vị sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thành lập năm 2011 với 5 thành viên, ngành nghề chủ yếu là vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng. Nhận thấy tiềm năng, lợi thế của vùng lòng hồ thủy điện Sơn La thích hợp phát triển nuôi thủy sản, HTX đã vay 700 triệu đồng từ Agribank Quỳnh Nhai, đầu tư nuôi 52 lồng cá theo quy trình VietGAP. Các loại cá nuôi gồm: Trắm, lăng, nheo, rô phi, diêu hồng..., mỗi năm thu hoạch trên 60 tấn cá các loại. Năm 2018, HTX vay thêm 500 triệu đồng đầu tư trồng các loại cây ăn quả chất lượng cao, kết hợp mở thêm dịch vụ du lịch sinh thái và chăn nuôi đại gia súc. Theo anh Lừ Văn Tuyên, Giám đốc HTX, đến nay tổng giá trị của HTX có trên 6 tỷ đồng, tạo việc làm cho 22 lao động trên địa bàn.

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn, Agribank Quỳnh Nhai tập trung cao cho công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn. Đồng thời, giải ngân nhanh chóng, kịp thời các nguồn vốn; phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay; phát huy vai trò “cầu nối” giúp người dân địa phương phát triển kinh tế hàng hóa, làm giàu ngay tại quê hương.

Thu Thảo (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.