Nơi tuyến đầu của Tổ quốc

Trong chuyến công tác tại Sốp Cộp, chúng tôi có dịp tìm hiểu về cuộc sống, công việc của cán bộ, chiến sỹ Trạm cửa khẩu phụ Nậm Lạnh (Đồn Biên phòng Nậm Lạnh). Họ luôn nỗ lực vượt mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Cán bộ, chiến sỹ Trạm Kiểm soát biên phòng Nậm Lạnh tăng gia sản xuất cải thiện bữa ăn.

 

Vượt con đường ngoằn ngoèo hơn 20 cây số chúng tôi từ Đồn Biên phòng Nậm Lạnh lên Trạm cửa khẩu phụ Nậm Lạnh. Tuy đã được rải nhựa, nhưng trận mưa lớn hôm trước đã khiến một số đoạn bị sạt lở khiến chúng tôi phải dừng lại khá lâu để chờ thông đường. Lên đến nơi, đúng thời điểm cán bộ, chiến sỹ đã đi tuần, chỉ còn lại một nửa quân số trực Trạm. Khí hậu ở đây khác hẳn với nơi khác, gió lồng lộng thổi cùng với không khí lạnh khiến chúng tôi không khỏi bất ngờ, bởi thời điểm này đã giữa tháng 4, ở các vùng khác đang phải hứng chịu những trận nắng oi ả.

Trung úy Trần Văn Điệp, Trạm trưởng Trạm cửa khẩu phụ Nậm Lạnh, nói với chúng tôi sau cái bắt tay thật chặt: Thời tiết ở đây khắc nghiệt, quanh năm luôn xuất hiện giá lạnh, vì thế mà việc tăng gia sản xuất của bộ đội gặp nhiều khó khăn. Trạm nằm trên đỉnh núi ở độ cao 1.600m so với mực nước biển, nơi đây đúng hướng gió nên căn nhà lắp ghép của Trạm luôn hứng chịu nhiều trận mưa to, gió lớn kèm theo dông sét, mưa đá. Ở đây, bộ đội chỉ có thể nuôi gà, nhưng đàn gà hơn 50 con cũng chỉ có thể nuôi nhốt. Hồi đầu năm, anh em trong Trạm còn kỳ công làm đất để trồng thử mấy loại rau có thể phát triển trong mùa đông, như: Bắp cải, su hào, rau thơm, cần tây... nhưng rau rất lâu mọc. Vì thế, chúng tôi phải tìm thêm giống rau muống rừng để trồng. Những thực phẩm khác, hằng tuần phải cử người ra tận chợ Sốp Cộp để mua, thời tiết khắc nghiệt, đi lại khó khăn, nên mỗi lần ra huyện, phải mua nhiều thực phẩm để dự trữ.

Trạm Kiểm soát biên phòng Nậm Lạnh có nhiệm vụ vừa bảo vệ biên giới, vừa phòng, chống dịch COVID-19. Từ đợt dịch bệnh bùng phát, dù ít có người qua lại, nhưng cán bộ, chiến sĩ vẫn bảo đảm trực thường xuyên. Thiếu tá Đào Mạnh Hải, nhân viên Trạm, tâm sự: Điện sinh hoạt của anh em trong Trạm phải mua từ nước CHDCND Lào; nước sinh hoạt thì được nước bạn “cấp miễn phí”. Điện thoại di động phải treo cố định đúng chỗ thì thỉnh thoảng mới bắt được “sóng rơi, sóng vãi” để liên lạc với vợ con những lúc nhớ nhà, hoặc với Đồn mỗi khi có việc khẩn cấp. Hầu hết anh em chưa về thăm thân từ khi có dịch COVID-19 xảy ra.

Hiện nay, đang là thời điểm chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nên anh em cũng xác định ở lại Trạm thường xuyên, lâu dài. Với tình cảm, trách nhiệm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, bà con các dân tộc là anh em ruột thịt”, các anh luôn sẵn sàng ở lại bám chốt, bám dân để hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy, những năm gần đây, khu vực này không có ma túy thẩm lậu qua biên giới; công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cũng được triển khai nghiêm túc.

Xác định tính chất công việc, nhiệm vụ quan trọng, nên cán bộ, chiến sỹ Trạm cửa khẩu phụ Nậm Lạnh thường xuyên thay phiên nhau tuần tra khép kín toàn tuyến biên giới phụ trách; nhất là thời điểm có dịch bệnh. Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh khu trật tự khu vực biên giới, cán bộ, chiến sỹ trong Trạm luôn nắm rõ tình hình nội biên, ngoại biên, duy trì và thực hiện nghiêm các chế độ sẵn sàng chiến đấu, tổ chức tuần tra, canh gác đảm bảo tuyệt đối an toàn. Triển khai thực hiện các biện pháp công tác biên phòng nhằm phát hiện, ngăn chặn các hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu chặt chẽ, đúng thẩm quyền, đúng pháp luật.

Chia tay cán bộ, chiến sĩ Trạm cửa khẩu phụ Nậm Lạnh, chúng tôi cảm phục những hy sinh thầm lặng của các anh nơi tuyến đầu của Tổ quốc. Ở nơi ấy, các anh đang ngày, đêm vượt mọi khó khăn, thách thức, luôn chắc tay súng để bảo vệ biên cương Tổ quốc và cuộc sống bình yên của nhân dân.

Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/10/2024, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 24, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 401/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.