Những người lính “Đi trước, về sau”

Dù trong thời bình, nhưng với nhiệm vụ đặc thù, những người lính công binh thuộc Bộ CHQS tỉnh luôn thực hiện những công việc đầy gian khó và nguy hiểm, như rà phá bom mìn, xây dựng các công trình quốc phòng, tham gia phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ...

Giọng nam
Chỉ huy Đại đội Công binh hướng dẫn cán bộ, chiến sĩ sử dụng thiết bị kỹ thuật.

Lính công binh thường được gọi là những người “Đi trước, về sau” bởi nhiệm vụ trọng trách được giao, sự dấn thân và hy sinh thầm lặng của mình. Trung úy Mè Văn Tuyên, Chính trị viên Đại đội Công binh, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh, chia sẻ: Đi trước là mở đường ra trận, về sau là khi chiến tranh kết thúc rồi, nhiệm vụ của người lính công binh là rà phá bom mìn, khắc phục hậu quả chiến tranh, bảo đảm an toàn cho nhân dân, cũng như đồng đội. Thường xuyên đối mặt với nguy hiểm, khó khăn, nhưng cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị luôn đoàn kết, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nhiệm vụ thu gom bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh luôn tiềm ẩn nguy hiểm do các loại bom, mìn vẫn còn khả năng gây sát thương. Do vậy, trong chương trình huấn luyện, chỉ huy đơn vị thường chú trọng huấn luyện chuyên ngành, bám sát thực tế để giúp mỗi chiến sĩ hiểu và nắm chắc nguyên lý, tính năng, cấu tạo của từng loại bom, mìn. Đồng thời, coi trọng việc kết hợp huấn luyện với thực hiện nhiệm vụ, tổ chức huấn luyện theo ca kíp, bố trí xoay vòng hợp lý. Cả quy trình thực hiện rà phá bom, mìn, vật liệu nổ đều phải đảm bảo đúng nguyên tắc, cẩn thận, tỉ mỉ, bởi chỉ một sơ suất nhỏ đều có thể gây mất an toàn.

Chia sẻ về một lần thực hiện nhiệm vụ đáng nhớ, Thượng úy Lê Hữu Anh, Phó đại đội trưởng Đại đội Công binh, kể lại: Vào ngày 12/4/2022, sau trận mưa lũ, khu vực dưới chân cầu Tà Vài, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, bị nước làm xói mòn phần đất, lộ ra một quả bom. Sau khi nhận được thông báo của nhân dân địa phương, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo lực lượng công binh nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Xác định đây là loại bom phá 750 LBS, nặng khoảng 300kg, có sức công phá lớn còn sót lại từ thời kỳ chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, đây là loại bom dễ nổ, rất nguy hiểm. Sau đó lực lượng công binh đã tiến hành khảo sát, xác định phương án, vị trí xử lý, xây dựng kế hoạch xử lý hủy nổ. Đến sáng ngày 17/4/2022, lực lượng công binh tỉnh phối hợp với Ban CHQS huyện Yên Châu tiến hành trục vớt, di chuyển đến khu đất trống tại bản Cang, xã Chiềng Hặc để hủy nổ. Quá trình tiêu hủy bom diễn ra an toàn tuyệt đối về người và phương tiện.

Thượng úy Anh chia sẻ thêm: Trực tiếp phá hủy nhiều quả bom, tôi đã phần nào thấu hiểu được sự khốc liệt của chiến tranh, những đau thương mất mát của thế hệ cha ông đi trước. Mỗi lần hủy nổ thành công là mỗi lần tôi cùng các đồng đội rất vui mừng, phấn khởi và tự hào vì được đóng góp công sức nhỏ bé của mình, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Phát huy tinh thần đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ, lực lượng công binh đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ năm 2021 đến nay, đã tiến hành rà phá và xử lý hủy nổ 50 quả bom, phá hơn 400 quả đạn pháo các loại; giải phóng hơn 200ha đất bị ô nhiễm bom mìn; tham gia hơn 20 lượt phòng, chống thiên tai cứu hộ, cứu nạn; xử lý nhiều điểm có nguy cơ sạt lở và ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhân dân. Đồng thời, hoàn thành tốt nhiệm vụ tham gia rà soát bom, mìn, vật liệu nổ bảo đảm an toàn cho các sự kiện diễn ra trên địa bàn tỉnh; đảm bảo an toàn cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm và làm việc tại tỉnh.

Những người lính công binh còn làm tốt nhiệm vụ thi công các công trình quốc phòng. Công việc thi công công trình đòi hỏi bộ đội phải có sức khỏe, trình độ kỹ thuật sử dụng nhiều máy móc, thiết bị. Trong thời gian thi công công trình với thời tiết khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt, ăn, ở còn nhiều khó khăn, nhưng cán bộ, chiến sĩ đơn vị luôn chấp hành nghiêm kỷ luật công trường, đảm bảo an toàn lao động, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ theo đúng kế hoạch đề ra.

Chiến sĩ Hoàng Văn Quý, Đại đội Công binh, nói: Bản thân tôi trước khi nhập ngũ là thợ cơ khí nên đã áp dụng vào việc xây dựng công trình và hướng dẫn đồng đội thực hiện. Cùng với đó, tôi cùng các chiến sĩ trong đơn vị còn tích cực tăng gia sản xuất, động viên nhau quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nhờ những chiến công thầm lặng của những người lính công binh, nhiều quả bom, đạn trên địa bàn tỉnh được phát hiện, thu gom, xử lý; các công trình quốc phòng đảm bảo xây dựng theo kế hoạch, góp phần bảo đảm an toàn, thuận lợi cho nhân dân yên tâm sinh sống, lao động sản xuất, phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Trải nghiệm Điện Biên lịch sử, khám phá thiên nhiên và văn hóa Tây Bắc

    Trải nghiệm Điện Biên lịch sử, khám phá thiên nhiên và văn hóa Tây Bắc

    Emagazine -
    Du lịch Điện Biên là một hành trình mà du khách không chỉ ôn lại trang sử vẻ vang của dân tộc qua Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ nơi núi rừng Tây Bắc và tìm hiểu bản sắc văn hóa độc đáo của 19 dân tộc anh em.
  • 'Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND về việc quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung, mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  • 'Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thời sự - Chính trị -
    Cách đây 71 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ, có sự đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La.
  • 'Cán bộ Kiểm sát tận tụy, trách nhiệm với công việc

    Cán bộ Kiểm sát tận tụy, trách nhiệm với công việc

    Gương sáng bản làng -
    Với tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc, luôn năng động, tích cực trong các hoạt động đoàn và nghiên cứu khoa học, chị Trần Diệu Linh, kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La, đã góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ Kiểm sát tận tụy, tận tâm với nghề.
  • 'Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất

    Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất

    Xã hội -
    Phát triển nông nghiệp bền vững, thị xã Mộc Châu luôn ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi; chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các xã, phường thường xuyên duy tu, cải tạo và nâng cấp công trình thủy lợi, đảm bảo nguồn nước tưới cho các diện tích đất canh tác, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.