Ghi ở nơi biên cương Tân Xuân

Những ngày cuối năm 2017, chúng tôi có dịp về thăm xã biên giới Tân Xuân của huyện Vân Hồ để chứng kiến cuộc sống đổi thay của người dân nơi đây. Vượt qua khó khăn, Đảng bộ và nhân dân xã Tân Xuân đã và đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xóa đói giảm nghèo để có cuộc sống no ấm.

 

Một góc trung tâm xã Tân Xuân (Vân Hồ).

 

Cách đây 10 năm, xã Tân Xuân được thành lập trên cơ sở chia tách xã Xuân Nha thành các xã Tân Xuân, Chiềng Xuân và Xuân Nha. Hiện nay, xã Tân Xuân có 2,15 km đường biên giới tại bản Cột Mốc tiếp giáp với huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào). Tân Xuân có diện tích tự nhiên trên 16.000 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có gần 800 ha, chủ yếu trồng ngô và dong riềng. Xã có 9 bản, với hơn 900 hộ dân, với các dân tộc Thái, Mông, Mường, Kinh đoàn kết sinh sống.

Từ trung tâm huyện Vân Hồ đến Tân Xuân phải vượt qua gần 40 km, có nhiều đoạn đường đèo dốc quanh co. Mặc dù còn khá sớm nhưng trên đường vào xã, chúng tôi đã thấy cảnh nhộn nhịp của những chiếc xe máy chở dong riềng từ trên những đồi nương về các bản trong xã. Dừng chân trò chuyện với những người dân đang thu hoạch dong riềng ở vạt nương ngay lề đường, chúng tôi được biết, Tân Xuân là vùng có thời tiết khắc nghiệt nên trồng cây gì cũng khó, năng suất đạt thấp. Vì vậy, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Trong đó, ngô và lúa năng suất đạt 4-4,5 tấn/ha, dong riềng đạt 8-10 tấn/ha. Bên cạnh đó, bà con chủ yếu vẫn quen với tập quán chăn thả gia súc quy mô nhỏ lẻ. Do đó, thu nhập bình quân của xã chỉ đạt 9-10 triệu đồng/người/năm.

Trao đổi với ông Hà Văn Thuyền, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Xuân về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của xã trong những năm qua, được biết: Dù còn nhiều khó khăn, nhưng bà con luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Xã vận động bà con tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất mới. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực để phát triển.

Trong câu chuyện, ông Hà Văn Thuyền nói nhiều về việc người dân Tân Xuân đã và đang chuyển đổi cây trồng trên đất dốc. Đó là thực hiện chủ trương của HĐND tỉnh về trồng cây ăn quả trên đất dốc thay thế cây lương thực đạt năng suất thấp, xã Tân Xuân đã tuyên truyền, vận động và phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổ chức các lớp hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả. Từ các nguồn vốn khuyến nông và nguồn vốn của Chương trình 135 hỗ trợ các loại cây giống như nhãn, xoài, cam... trong năm 2017, Tân Xuân đã trồng mới gần 55 ha, nâng tổng diện tích cây ăn quả của xã lên trên 104 ha, trong đó, hơn 10 ha đã cho thu vụ quả đầu tiên. Bên cạnh đó, xã còn khuyến khích bà con đưa các giống lúa lai cho năng suất cao vào sản xuất 2 vụ/năm; chỉ đạo ban quản lý các bản tuyên truyền, hướng dẫn người dân sản xuất vụ đông để tăng thêm thu nhập. Đồng thời, định hướng chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó, thực hiện việc xây dựng chuồng trại để nuôi đại gia súc vừa bảo đảm vệ sinh môi trường cũng như phòng chống dịch bệnh. Toàn xã hiện đã trồng được 4 ha cỏ voi lấy thức ăn cho đại gia súc. Ngoài ra, còn tận dụng các phụ phẩm từ nông nghiệp để làm thức ăn cho gia súc vào mùa đông. Nhờ vậy, số lượng gia súc, gia cầm của xã phát triển nhanh, với gần 3.300 con trâu, bò; trên 2.400 con lợn trên 2 tháng tuổi và trên 22.000 con gia cầm. Cùng với đó, trong năm 2017, tận dụng mặt nước của hồ thủy điện Trung Sơn người dân đã nuôi thí điểm 10 lồng cá tại bản Đông Tà Lào.

Ông Vì Văn Thủy, Trưởng bản Bướt, khoe: Cuộc sống của 160 hộ dân bản Bướt chúng tôi đã khá hơn trước nhiều, do bà con tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy, năng suất cây ngô, dong riềng đạt khá cao, với 5 tấn ngô/ha và 10 tấn dong riềng/ha. Hiện nay, bà con bước đầu chuyển diện tích trồng cây lương thực ngắn ngày năng suất thấp sang trồng được 10 ha cây ăn quả các loại. Tuy nhiên, chúng tôi mong Nhà nước tiếp tục hỗ trợ thêm cây giống và vật tư nông nghiệp để đầu tư sản xuất.

Chia tay Tân Xuân, chúng tôi mong rằng chính quyền và nhân dân trong xã sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để có mức sống khá giả, xây dựng vùng đất biên cương ngày càng khởi sắc.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh về đất đai

    Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh về đất đai

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 15/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh ban hành quy định về quy trình luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị, có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và các tổ chức thành viên.
  • 'Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Xã hội -
    Công tác đấu tranh chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và địa bàn nội địa ở tỉnh ta luôn được Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, các ngành thành viên, các địa phương chú trọng triển khai tích cực, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân.
  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.