Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

Công tác đấu tranh chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và địa bàn nội địa ở tỉnh ta luôn được Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, các ngành thành viên, các địa phương chú trọng triển khai tích cực, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân.

Giọng nữ
Cán bộ Đội quản lý thị trường số 3 kiểm tra tại cửa hàng kinh doanh trên địa bàn thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu.

Tỉnh Sơn La có tuyến biên giới dài hơn 274 km, có 2 cửa khẩu chính, 2 cửa khẩu phụ và 7 lối mở biên giới, cùng nhiều đường mòn, đường tắt qua lại hai bên biên giới, là điều kiện thuận lợi để các loại tội phạm lợi dụng hoạt động phạm tội. Hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới vẫn xảy ra, tập trung chủ yếu là các mặt hàng phục vụ tiêu dùng, các loại gia súc; hoạt động mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy diễn ra với tính chất phức tạp. Tại thị trường nội địa, xảy ra một số hành vi vi phạm chủ yếu về gian lận thương mại, niêm yết giá, an toàn thực phẩm, buôn bán vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng hóa là động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc.

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo các ngành thành viên, các địa phương chủ động nắm tình hình, phối hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa trên các tuyến biên giới, khu vực cửa khẩu, hoạt động kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa tại địa bàn nội địa; ngăn chặn hiệu quả các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không để phát sinh điểm nóng, kho, bãi, điểm tập kết, trung chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh, xuất nhập khẩu, người tiêu dùng và người dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, không tham gia, tiếp tay, bao che, bảo kê cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Cán bộ đội quản lý thị trường số 1 kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc lá trên địa bàn Thành phố.

Từ ngày 15/9/2022 đến nay, các lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện xử lý 4.011 vụ vi phạm (300 vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng nhập lậu; 3.657 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 54 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ); tổng thu nộp ngân sách nhà nước trên 46 tỷ 447 triệu đồng, khởi tố 108 vụ với 135 đối tượng.

Ông Nguyễn Viết Thông, Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường tỉnh, cho biết: Cục chỉ đạo các đội quản lý thị trường triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phát tờ rơi, tổ chức các hội nghị phân biệt hàng thật, hàng giả. Trong 2 năm qua, lực lượng quản lý thị trường tỉnh tổ chức cho 2.926 hộ kinh doanh, doanh nghiệp ký cam kết không vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; phát hiện, xử lý 2.170 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước 8 tỷ 531 triệu đồng.

Cùng với đó, lực lượng công an, thuế, quản lý thị trường và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của các loại tội phạm; hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ở địa bàn nội địa. Lực lượng hải quan, bộ đội biên phòng, công an tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ tại cửa khẩu, hai bên cánh gà cửa khẩu, phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Lực lượng biên phòng, hải quan kiểm tra phương tiện xuất nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Chiềng Khương.
Ảnh: Lò Ke (CTV)

Đại tá Nguyễn Danh Thắng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thông tin: Bộ Chỉ huy chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các lực lượng; duy trì hợp tác với các lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới nước bạn Lào trong trao đổi thông tin, tuần tra, kiểm soát biên giới phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Trong 2 năm qua, lực lượng biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng trong nước bắt giữ 239 vụ với 293 đối tượng, thu giữ 11 bánh và 10,225 kg hê-rô-in, 646.926 viên ma túy tổng hợp; 3,78 gam và 6.216 kg nhựa thuốc phiện; 7,284 kg ma túy đá...

Dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, địa bàn nội địa tiềm ẩn diễn biến phức tạp, thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi, manh động. Ban Chỉ đạo 389, các ngành thành viên, các địa phương nắm chắc tình hình, nhận diện rõ phương thức, thủ đoạn của các đối tượng; tăng cường kiểm soát tuyến biên giới, cửa khẩu, chú trọng kiểm tra, kiểm soát các đường mòn lối mở.

Kiểm tra đối với các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử, mua bán online qua mạng xã hội để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời tạo điều kiện để người dân tham gia, phát hiện, tố giác các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Bài, ảnh: Phạm Đức
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh về đất đai

    Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh về đất đai

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 15/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh ban hành quy định về quy trình luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị, có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và các tổ chức thành viên.
  • 'Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Xã hội -
    Công tác đấu tranh chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và địa bàn nội địa ở tỉnh ta luôn được Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, các ngành thành viên, các địa phương chú trọng triển khai tích cực, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân.
  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.