Người giữ hồn văn hóa Kháng ở Chiềng Ơn

Hiện nay, dân tộc Kháng ở huyện Quỳnh Nhai có gần 4.000 người, chiếm khoảng 6% dân số toàn huyện, sinh sống chủ yếu ở một số bản, thuộc các xã Chiềng Ơn, Mường Giàng, Chiềng Khay, Cà Nàng, Mường Giôn. Riêng ở xã Chiềng Ơn, người dân tộc Kháng chiếm hơn 60% dân số và còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống.

Bà Lò Thị Phấư đan mẹt hoa - một đạo cụ múa truyền thống của đồng bào dân tộc Kháng.

Trải qua dòng chảy của thời gian, dân tộc Kháng ở xã Chiềng Ơn (Quỳnh Nhai) đã có những sự giao thoa văn hóa, hội nhập cùng phát triển với các dân tộc khác. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, những nét đặc trưng văn hóa truyền thống đang dần bị mai một. Với niềm đam mê văn hóa dân tộc Kháng, bà Lò Thị Phâứ năm nay 65 tuổi, ở bản Hát Củ, xã Chiềng Ơn đã bỏ nhiều công sức, cố gắng tìm tòi, lưu giữ và phát triển những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến ngôi nhà sàn mái đỏ, nằm ở chân dốc bản Hát Củ. Trong ngôi nhà gỗ vững chãi, điều thu hút chúng tôi nhất là những chiếc mẹt hoa văn nhiều màu sắc được trang trí trên tường. Bên cạnh đó, là những tấm hình lưu niệm bà Phấứ cùng đội văn nghệ biễu diễn ở những ngày hội của xã, bản hay tuần lễ văn hóa huyện... Nheo nheo đôi mắt nhớ lại những kỷ niệm, bà Phâứ kể: Ngày xưa dân số người dân tộc Kháng ở xã Chiềng Ơn ít lắm, sống rải rác ven sông Đà, chủ yếu phát nương làm rẫy theo lối “chọc lỗ tra hạt”, lúa nương được coi là nguồn lương thực chính; ngoài ra, bà con còn trồng bông đổi lấy vải, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Phụ nữ dân tộc Kháng rất giỏi đan lát, thế nên từ những chiếc ghế mây, rổ, rá, nia, đến hòm, gùi... đều do bàn tay của những người phụ nữ Kháng tạo ra. Từ nhỏ, các ông bà đã được các thế hệ đi trước quan tâm truyền dạy cách may vá, thêu thùa, cách nấu những món ăn truyền thống và điệu múa tăng-bu... thông qua những công việc hàng ngày, rèn luyện tính cần cù, sự khéo léo và sáng tạo cho con cháu mình. Bây giờ đã già, bà Phâứ khát khao, mong muốn những thế hệ tiếp sau trân trọng và biết giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc mình.

Cũng qua câu chuyện của bà Phâứ, chúng tôi biết thêm, trước đây âm nhạc và múa dân gian của người Kháng khá phong phú, nhưng bây giờ đã mai một nhiều. Do lớp trẻ đi học, đi làm, công tác nên ít có thời gian quan tâm đến vốn âm nhạc cổ truyền của dân tộc. Những người hát được dân ca, chơi được nhạc cụ của người Kháng cũng ngày càng ít dần, hầu hết đã cao tuổi, còn lớp trẻ thì chỉ biết múa. Đó cũng chính là lý do, từ nhiều năm nay, bà Phâứ đã luôn đau đáu việc giữ gìn bản sắc dân tộc mình, đặc biệt trong những năm làm Chủ tịch UBND xã Chiềng Ơn (từ 2000-2011), cùng với việc giúp nhân dân trong xã phát triển kinh tế, ổn định đời sống, bà cùng các cán bộ nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn bản sắc dân tộc Kháng thông qua ngôn ngữ, phong tục, tập quán hay những thói quen sinh hoạt hằng ngày; khuyến khích tổ chức những ngày tết, lễ hội của dân tộc Kháng như: Xíp xí, lễ mừng cơm mới, lễ hội rượu cần, lễ hội Xen Pang Ả, do Pa Ả (thầy cúng) tổ chức...

Đến khi nghỉ hưu, bà Phấư đã đích thân dẫn dắt đội văn nghệ của xã, truyền lại các điệu múa cổ truyền: Au eo, khăn nàng han, cơ dơng (hưn mạy, đạo cụ làm bằng cây nứa, gõ vào bàn tay đi theo nhạc, đánh nhịp trống chiêng); tự bỏ tiền mua trang phục và tự tay làm phụ kiện múa cho các thành viên. Năm 2018, khi huyện có chủ trương thành lập CLB giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Kháng, bà cùng với cán bộ xã đã đến từng nhà, vận động từng người tham gia. Đến nay, CLB đã có hơn 20 thành viên, chủ yếu làm nông, hoặc đi làm thuê nên nhiều lúc cũng khó khăn cho việc tập luyện, biểu diễn.

Trao đổi với chúng tôi, bà Điêu Thị Nhất, Trưởng phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai khẳng định: Bà Lò Thị Phấư là một người rất am hiểu về văn hóa dân tộc Kháng. Những năm qua, nhờ có sự giúp đỡ của bà Phấư mà chúng tôi đã phục dựng thành công một số lễ hội truyền thống của dân tộc Kháng, duy trì các đội văn nghệ, phong tục tập quán của dân tộc Kháng không chỉ ở xã Chiềng Ơn mà cả trong huyện Quỳnh Nhai. Hiện nay, với cương vị là Chủ nhiệm CLB giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Kháng, bà Phấư đã cố gắng đi đầu trong mọi hoạt động trong phong trào, tích cực tìm tòi, xây dựng và khôi phục nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc và truyền lại cho nhân dân, du khách biết đến.

Chia tay trong ánh nắng chiều, để thay lời tạm biệt, bà Phâứ đã tặng chúng tôi một đoạn hát cổ:

Ai ơi hãy nhớ đừng quên nhé

Cho dù ta có đi đâu

Tâm hồn ta linh cảm rằng mãi mãi bên nhau...

Giọng hát da diết, truyền cảm như còn mãi trong tâm trí. Tôi nghĩ, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chắc chắn văn hóa dân tộc Kháng sẽ được tiếp nối, bảo tồn, gìn giữ và phát huy.

Thủy Tiên (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
  • 'Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
  • 'Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Xã hội -
    Sương muối và mưa đá là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ các loại cây vụ đông và cây trồng lâu năm trước tác động bất lợi của thời tiết.