Nghề làm hương truyền thống của người Mông bản Pa Khen

Từ lâu đời, người Mông ở tiểu khu Pa Khen, thị trấn Nông trường Mộc Châu vẫn lưu giữ nghề làm hương truyền thống, không những giúp người dân có thêm thu nhập mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Mông.

Người dân bản Pa Khen, thị trấn Nông trường Mộc Châu làm hương truyền thống.

Tiểu khu Pa Khen có trên 70% là người dân tộc Mông, tuy nhiên những hộ biết làm hương truyền thống hiện chỉ còn hơn 10 hộ, chủ yếu làm để gia đình sử dụng. Hằng năm, khi đã thu hoạch xong vụ lúa nương, cũng là lúc các hộ bắt tay vào làm hương để chuẩn bị cho các phong tục, tập quán, làm cúng tết...

Qua tìm hiểu được biết, hương truyền thống của người Mông được làm từ bột gỗ nghiến, thông, đinh hương trộn với bột vỏ cây nhớt và vỏ cây dổi, khi đốt có mùi thơm đặc biệt, những người đã dùng quen hương truyền thống của người Mông thì thường ít khi sử dụng đến các loại hương khác. Trao đổi với ông Hàng A Say, già làng trong tiểu khu được biết, hương truyền thống của dân tộc Mông được làm bằng nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng hóa chất. Làm hương truyền thống không khó, bởi nguyên liệu chủ yếu lấy từ cây trên rừng, nhưng phải pha trộn nhiều loại bột với tỷ lệ phù hợp, khi đốt hương sẽ cháy đều mà không bị tắt giữa chừng. Bột gỗ nghiến được trộn với bột vỏ cây nhớt theo tỷ lệ 2 phần bột gỗ 1 phần bột vỏ cây nhớt, 1 phần vỏ cây dổi. Sau đó dùng những que tre đã chẻ nhỏ đều bằng cỡ nhau có chiều dài khoảng từ 40 - 50 cm, được phơi khô nhúng vào nước cho ướt đều, rải bột lên trên mẹt vừa đập nhẹ kết hợp với xoay tròn, vừa rắc đều bột vỏ cây nhớt lên để bột bám đều lên que tre cho đến khi thành nén hương, sau khi làm xong thì đem phơi khô từ 1 - 2 ngày là có thể dùng được.

Vào những dịp gần lễ, tết nhu cầu sử dụng của người dân tăng lên, các hộ làm hương còn chủ động làm nhiều hơn để bán. Một bó hương đủ nắm tay bán với giá trung bình từ 15.000 - 20.000 đồng/bó, từ làm hương để bán đã có hộ thu được gần 4 triệu đồng/tháng để chi tiêu, sinh hoạt trong gia đình, như hộ ông Hàng A Phự, Giàng A Sò, bà Hầu Thị Sông... Bà Hầu Thị Sông, người có gần 20 năm làm hương truyền thống, cho biết: Trước đây, khi còn trẻ tôi thường xuyên làm hương để dùng và bán, nhưng giờ già rồi nên tôi truyền dạy nghề lại cho các con dâu làm. Để hương truyền thống có mùi thơm đặc biệt, người làm hương phải chọn lựa nguyên liệu rất cẩn thận, các loại bột được nghiền ra phải thật mịn. Đặc biệt, khi làm xong phải bảo quản thật khô, hoặc hong trên gác bếp đến khi dùng không bị hư hỏng, hương đốt lên mới có hương thơm tự nhiên, dịu nhẹ.

Trải qua bao thế hệ, tới hôm nay, mặc dù có rất nhiều loại hương đa dạng trên thị trường, nhưng nghề làm hương truyền thống vẫn được nhiều người Mông ở Pa Khen duy trì, góp phần lưu giữ những nét đẹp truyền thống, phong tục, tập quán văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông.

A Trứ
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.