Triển vọng trên cung đường mới

Tuyến đường vùng hồ thủy điện Hòa Bình từ Vạn Yên đi Bắc Phong - Đá Đỏ (Phù Yên) vừa được cải tạo, nâng cấp trải nhựa phẳng lì, rút ngắn khoảng cách giữa vùng hồ với trung tâm huyện, khiến người dân vùng quê này ai nấy đều phấn khởi, xốn xang, thêm động lực để bà con vươn lên làm giàu.

Bản Bãi Con, xã Bắc Phong (Phù Yên) bên hồ sông Đà.

 

Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường này quy mô 31km, tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, tổng vốn đầu tư 110 tỷ đồng, khởi công từ tháng 6/2012, nay đã gần hoàn thành, chỉ còn hơn 5km từ bản Bông Lau đến trung tâm xã Đá Đỏ đang được gấp rút thi công. Hiện tại, Công ty TNHH Hải Hùng huy động hơn 50 công nhân cùng 20 máy múc, xe lu, xe ben và các phương tiện hỗ trợ thi công khác khẩn trương đào trụ, xây ngầm tràn qua suối Bông Lau, hoàn thiện mặt đường và các hạng mục phụ trợ qua các bản Bông Sen, Đá Đỏ, Bãi Vàng B, phấn đấu đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Tuyến đường mới sắp hoàn thành, nhưng bây giờ về Bắc Phong - Đá Đỏ, qua các bản: Bó Mý, Bãi Con, Đá Phổ, Bưa Đa, Bắc Băn (Bắc Phong), Tang Lang, Bông Lau, Bông Sen, Bãi Vàng (Đá Đỏ)... đã thấy mọc lên san sát những ngôi nhà xây kiên cố kèm theo dịch vụ hàng hóa, trên bến, dưới thuyền nhộn nhịp người qua lại, không còn heo hút, cô lập như ngày nào. Đối với bà con các bản: Bó Mý, Đá Phổ (Bắc Phong), Tang Lang, Bông Lau (Đá Đỏ), sau khi tuyến đường qua bản hoàn thành, họ đã hạn chế đầu tư phương tiện đường thủy, chuyển dần sang các dịch vụ phục vụ đường bộ; nhiều hộ chuyển ra xây hàng quán dọc trục đường lớn đi qua. Các bản: Bó Mý (Bắc Phong), Tang Lang (Đá Đỏ) đã có hơn 70% số hộ chuyển lên mặt đường, đất ở nơi cũ đã được bà con quy hoạch lại xây dựng các trang trại trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Từ chỗ cả vùng chỉ di chuyển bằng các phương tiện đường thủy, thì nay trung bình mỗi nhà có từ 1-2 xe máy, 2 xã hiện có hàng chục ô tô vận tải; nhiều hộ đang hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải hành khách; không ít hộ đầu tư xây dựng điểm dừng nghỉ xe khách, dịch vụ ăn uống, điểm bán lẻ xăng dầu trên tuyến đường vùng hồ. Dù là tự phát nhưng đã hiện lên bức tranh kinh tế sống động.

Theo nhận định của các đồng chí lãnh đạo 2 xã Bắc Phong và Đá Đỏ, sau khi tuyến đường ven hồ Vạn Yên - Bắc Phong - Đá Đỏ hoàn thành sẽ mở ra triển vọng thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng hồ sông Đà ngày một phát triển. Trước mắt, các xã sẽ tập trung định hướng cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển diện tích cây trên nương kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, trồng rừng kinh tế, đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, phát triển mạnh dịch vụ kết hợp nuôi thủy sản trên vùng lòng hồ sông Đà.

Tuyến đường khi đưa vào sử dụng sẽ trở thành động lực, giúp người dân các xã vùng lòng hồ sông Đà thủy điện Hòa Bình xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Anh Đức
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Xã hội -
    Cuối tháng 11, chúng tôi có dịp trở lại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. Nằm ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, nên mùa đông nơi đây lạnh cắt da, cắt thịt. Xã có 4 bản, 574 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.