Sớm làm đường đến điểm TĐC Suối Dinh 1, 2

Theo Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình thuộc tỉnh Sơn La, giai đoạn 2011-2017, huyện Phù Yên được quy hoạch 2 điểm TĐC gồm Suối Dinh 1 và Suối Dinh 2, thuộc xã Mường Bang để đón 90 hộ dân. Cuối năm 2017, cơ sở hạ tầng 2 điểm TĐC đã hoàn thành, nhưng không thể đón dân, vì tuyến đường từ bản Bang đến 2 điểm trên chưa được xây dựng.

Khu TĐC Suối Dinh 1 và 2 thuộc xã Mường Bang xây dựng hạ tầng xong từ năm 2017,

nhưng vẫn chưa đón được dân. 

Dự án điểm TĐC Suối Dinh 1 và Suối Dinh 2 có quy mô được phê duyệt 90 hộ dân, tổng vốn đầu tư hơn 174 tỷ đồng, gồm: Xây dựng cơ sở hạ tầng, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di chuyển dân, hỗ trợ sản xuất, làm đường từ bản Bang lên điểm tái định cư... Hiện nay, huyện Phù Yên mới được giao hơn 22 tỷ đồng vốn xây dựng các hạng mục cơ bản do huyện làm chủ đầu tư. Như vậy, còn thiếu hơn 151 tỷ đồng so số vốn đã được phê duyệt; trong đó, 89 tỷ đồng xây dựng tuyến tỉnh lộ 114 dài 16,3 km nối bản Bang - bản Lao - điểm tái định cư Suối Dinh 1 và Suối Dinh 2, do Ban Quản lý dự án di dân TĐC thủy điện Sơn La làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, khi tuyến đường chưa được khởi công thì ngày 22/6/2017, Ban Quản lý dự án di dân TĐC thủy điện Sơn La có Công văn số 304/TĐC-QLDA gửi các nhà thầu về việc dừng triển khai thực hiện hợp đồng đã ký kết, do kế hoạch vốn bố trí cho Dự án chưa đáp ứng yêu cầu; cam kết của người dân di chuyển đến điểm TĐC Suối Dinh 1, Suối Dinh 2 còn vướng mắc..., từ đó đến nay, Dự án chưa được giải ngân để triển khai thực hiện.

Vì tuyến đường từ bản Bang lên điểm TĐC Suối Dinh 1, Suối Dinh 2 không được triển khai đã ảnh hưởng trực tiếp đến dự án thành phần đã hoàn thành cách đây 2 năm, như: Nhà văn hóa, lớp học, điện sinh hoạt, bể nước... Cùng anh Hà Văn Tùng, cán bộ địa chính xã Mường Bang và anh Lò Văn Cường, cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Phù Yên đến điểm TĐC Suối Dinh 1, Suối Dinh 2, chúng tôi phải đi trên con đường dài khoảng 16 km lổn nhổn đất đá, vượt nhiều con dốc dựng đứng, băng qua những cánh rừng ẩm ướt, trơn trượt... Đến nơi, quang cảnh vắng lặng; nhiều nền nhà đã bị lún, sạt, cỏ mọc khắp nơi; nhà lớp học, nhà văn hóa bị kẻ xấu bẻ khóa lấy trộm quạt, bóng điện; khu nhà vệ sinh cũng bị phá, tường nhà ẩm mốc; các bể chứa nước có dấu hiệu bị nứt...  

Khu nhà lớp học mầm non bị sạt lở.

Trao đổi với ông Hồ Đăng Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện Phù Yên, được biết: Phù Yên đã nỗ lực triển khai các dự án thành phần để sớm đón bà con vùng ảnh hưởng thủy điện Hòa Bình về khu TĐC Suối Dinh 1 và Suối Dinh 2. Song, do tuyến đường từ bản Bang lên khu TĐC không được triển khai thi công, nên công tác đón dân không thực hiện được theo kế hoạch. Hiện nay, đời sống nhiều hộ dân ven sông rất khó khăn, thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất, giao thông cách trở, nhiều điểm có nguy cơ sạt lở vào mùa mưa... Huyện đã nhiều lần kiến nghị với các cấp, các ngành sớm xây dựng tuyến đường lên điểm TĐC Suối Dinh 1, Suối Dinh 2, nhưng đến nay, tuyến đường vẫn chưa được triển khai.

Thiết nghĩ, các cấp, các ngành chức năng cần quan tâm, khẩn trương triển khai xây dựng tuyến đường lên khu TĐC Suối Dinh 1 và Suối Dinh 2, để sớm hoàn thành việc đón dân về điểm TĐC ổn định đời sống và sản xuất.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.