Phù Yên xuất hiện bệnh dịch ở người dân vùng lũ

Trận mưa lũ vừa qua ở huyện Phù Yên đã làm môi trường sống của người dân trên địa bàn bị ô nhiễm. Đây là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật có hại sức khỏe phát tán và xâm nhập các nguồn nước sinh hoạt của người dân

 

Cán bộ Trạm y tế Tường Thượng  phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường tại bản Đồng La 2.

 

Trong đó, đã và đang gây ra bệnh tiêu chảy ở một số bản của xã Tường Thượng và Tường Tiến. Trước tình hình trên, Phù Yên đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tuyên truyền nhân dân sử dụng nước đảm bảo vệ sinh, triển khai các biện pháp hạn chế số người bị mắc bệnh tiêu chảy…

Chúng tôi tới thăm gia đình bà Hà Thị Vẽ, bản Đồng La 2, xã Tường Thượng, là một trong những bản có nhiều người bị bệnh tiêu chảy ngay sau đợt mưa lũ vừa qua. Tại gia đình bà Vẽ, hình ảnh ghi nhận được là nguồn nước sinh hoạt của gia đình được lấy từ giếng nước đào ngay cạnh ao tù rộng khoảng 200 m2, ngay bờ ao là chuồng lợn đang nuôi 4 con khoảng 70kg/con. Bà Vẽ kể: Khi trận lũ xảy ra, giếng nước sâu 5 mét của nhà bị ngập hoàn toàn, nhưng gia đình vẫn phải lấy nước ở đó để sinh hoạt, vì đây là nguồn nước duy nhất. Ngay sau đấy, tôi bị đau quặn bụng, đi ngoài 4 đến 5 lần/ngày, tôi điều trị ở nhà đến ngày thứ 3 thì phải tới Trạm y tế xã và được các y tá, bác sỹ cấp thuốc điều trị 2 ngày thì đỡ. Ngay cả ông Đinh Văn Hương, chồng bà Vẽ khỏe mạnh là thế nhưng từ hôm xảy ra mưa lũ, do sử dụng nước ở giếng bị nhiễm bẩn cũng bị đau bụng. Bản Đồng La 2 có 90 hộ, 423 nhân khẩu, 100% hộ dân đều dùng nước giếng tự đào để sinh hoạt. Do địa hình có độ dốc lớn, nên các giếng nước ở đây đều phải đào ở chỗ trũng, thấp ngay cạnh ruộng lúa hoặc cạnh ao mới có nước sử dụng và khi có mưa to là giếng lại bị ngập. Cùng với đó, người dân vẫn có thói quen làm chuồng gia súc ngay gần nguồn nước, dẫn đến nguy cơ nước bị ô nhiễm cao. Ông Đinh Văn Ban, Trưởng bản Đồng La 2 cho biết: Bản đã tổ chức họp phổ biến cho bà con không làm chuồng gia súc cạnh nguồn nước, nhưng đến nay vẫn còn nhiều hộ dân chưa thực hiện. Trong bản hiện vẫn còn hơn 80% hộ dân chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh, đây cũng là nguy cơ lớn dẫn đến bệnh tiêu chảy.

Xác định nguyên nhân ban đầu có thể do nguồn nước sinh hoạt, các giếng nước bị ngập chưa được thau rửa và khử khuẩn nên bị nhiễm khuẩn sau mưa lũ. Ông Đinh Xuân Thủy, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Tường Thượng, cho biết: Sau khi xuất hiện bệnh tiêu chảy ở bản Đồng La 2, chúng tôi đến hiện trường xem nguyên nhân bệnh tiêu chảy và lấy mẫu nước sinh hoạt của các gia đình có người mắc bệnh gửi lên tỉnh xét nghiệm nhưng chưa có kết quả. Đồng thời, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, tuyên truyền nhân dân vệ sinh môi trường, khử khuẩn nguồn nước bằng viên CloraminB, đến nay bệnh tiêu chảy trên địa bàn đã cơ bản được khống chế, không còn trường hợp mắc mới.

Ngoài 20 trường hợp bị tiêu chảy ở xã Tường Thượng, ở bản Thín 2 xã Tường Tiến cũng có 7 trường hợp bị mắc bệnh tiêu chảy, nguyên nhân ban đầu cũng được xác định do bà con thiếu nước sinh hoạt, phải dùng nước suối bị nhiễm khuẩn do xác động vật, thực vật bị chôn vùi dưới đất đang thời kỳ phân hủy. Ông Lường Mạnh Cường, Bí thư Đảng ủy xã Tường Tiến, nói: Nước sinh hoạt hằng ngày của bà con vùng lũ đang bị ô nhiễm, ở suối có nhiều gia súc, gia cầm bị chết vùi trong cát đang phân hủy, nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nhân dân.

Ngay sau khi xuất hiện bệnh tiêu chảy ở một số địa phương, Trung tâm y tế dự phòng huyện Phù Yên đã tăng cường kiểm tra, giám sát, vệ sinh phòng, chống dịch bệnh do mưa lũ gây ra; tăng cường truyền thông, khuyến cáo, hướng dẫn nhân dân vùng lũ dọn dẹp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các địa bàn trọng điểm đã có người mắc bệnh tiêu chảy. Ông Lường Văn Lịch, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng huyện Phù Yên, cho biết: Chúng tôi tiếp tục cử cán bộ cùng trạm y tế xã bám sát địa bàn, điều tra, xác minh nguyên nhân mắc bệnh tiêu chảy và tuyên truyền bà con ăn chín, uống sôi, khử khuẩn nguồn nước và môi trường, vận động bà con làm hố tiêu hợp vệ sinh, thu gom phân gia súc, tiếp tục theo dõi những nơi đã có người mắc bệnh và cấp thuốc cho nhân dân phòng, chống bệnh miễn phí, đến nay cơ bản các vùng có người mắc bệnh tiêu chảy đã được khống chế, hiện không có trường hợp mắc mới.

Trước thực trạng trên, rất cần các cơ quan chức năng và ngành y tế có biện pháp tuyên truyền, tiếp tục hỗ trợ phòng bệnh cho nhân dân, nhất là đối với trẻ nhỏ và người già. Đồng thời, đầu tư công trình nước sinh hoạt đảm bảo cuộc sống lâu dài cho nhân dân.

Đình Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    An ninh trật tự -
    Ngày 26/11, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án Công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động lập “Nhà nước Mông” trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 – 2025 và Đề án Công tác công an tham mưu thu hút các dự án kinh tế trọng điểm đầu tư vào địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.