Phù Yên phủ xanh cây ăn quả trên đất dốc

Triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi cây trồng trên đất dốc giai đoạn 2017-2020, diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện Phù Yên tăng nhanh qua từng năm, vừa giúp người dân có thu nhập khá, vừa tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Ông Nguyễn Đức Cường, bản Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi (Phù Yên)

chăm sóc vườn cây ăn quả của gia đình.

Mục tiêu của Đề án là đến năm 2020, diện tích đất dốc đang trồng ngô, sắn, lúa kém hiệu quả và đất trống sẽ chuyển sang trồng trên 3.900 ha cây ăn quả các loại. Theo đó, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn rà soát, đánh giá, thống kê toàn bộ diện tích đất dốc đang canh tác cây lương thực ngắn ngày, cây công nghiệp hiệu quả thấp để xây dựng kế hoạch trồng các loại cây ăn quả thay thế; giao chỉ tiêu cho các xã; tuyên truyền các cơ chế chính sách và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; chú trọng phát triển thành vùng cây ăn quả tập trung, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; phát triển các loại cây ăn quả có múi và chanh leo tại Mường Do, Tân Lang, Mường Cơi, Mường Thải, Mường Lang, Kim Bon...

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, Phù Yên đã có hơn 1.600 ha cây ăn quả các loại, gồm: cam, bưởi, nhãn, xoài, chuối, sơn tra, mận, chanh leo...; các loại cây giống đều được chiết ghép trước khi trồng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng, chăm sóc nên cây phát triển tốt. Đặc biệt, cây chanh leo cho thu hoạch sau khi trồng từ 4-6 tháng, sản lượng trung bình 10 tấn quả/ha (năm 2019 sản lượng ước hơn 5 nghìn tấn quả). Huyện cũng đã chỉ đạo thành lập các HTX liên kết các hộ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thay đổi tư duy của người nông dân từ sản xuất nhỏ lẻ, quảng canh sang thâm canh, sản xuất theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; đầu tư hệ thống tưới ẩm nhỏ giọt... Hiện, đã thành lập 5 HTX trồng cây ăn quả: HTX trồng cam Văn Yên, HTX Mường Tấc, HTX trồng cây ăn quả Nghĩa Hưng, HTX chanh leo bản Lằn, HTX chanh leo Khu Han, HTX Dịch vụ nông nghiệp Minh Châu.

Để giúp người dân tiêu thụ sản phẩm, huyện hỗ trợ các địa phương và cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng chuỗi nông sản an toàn; sản phẩm cam của huyện đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Cam Phù Yên”. Huyện cũng phối hợp với Viện Rau quả Trung ương hỗ trợ phát triển các sản phẩm xoài, bưởi, bơ theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị từ nông dân đến doanh nghiệp thông qua kết nối giữa các HTX và tổ HTX, theo phương thức doanh nghiệp cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, phòng trừ dịch hại tổng hợp và bao tiêu sản phẩm.

Là một trong những xã đi đầu trong chuyển đổi cây trồng trên đất dốc, Mường Cơi vận động nhân dân các bản trồng mới một số loại cây ăn quả, sa nhân và cây lâm nghiệp, cải tạo vườn tạp để trồng những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế. Toàn xã hiện có trên 500 hộ trồng 233 ha cây cam, bưởi da xanh, bưởi diễn, quýt, xoài, nhãn, chanh leo, sản lượng trên 1.400 tấn quả/năm; nhiều hộ có thu nhập cao như: Hộ ông Nguyễn Duy Khanh (bản Nghĩa Hưng), trồng 4 ha cây ăn quả các loại, thu 1 tỷ đồng/năm; hộ ông Hoàng Văn Tếu (bản Băn) với 1,5 ha cây ăn quả, thu 800 triệu đồng/năm; hộ ông Trần Văn Phấn (bản Bau) thu 300 triệu đồng/năm từ 1 ha cây ăn quả.

Việc chuyển đổi cây trồng trên đất dốc của Phù Yên không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn góp phần xóa đói, giảm nghèo, tích cực xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Phù Yên đang tiếp tục chỉ đạo các xã hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu từng tiểu vùng, phấn đấu đến năm 2020 trồng hơn 1.300 ha cây ăn quả trên đất dốc.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.