Mường Do làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng

Xã Mường Do (Phù Yên) hiện có trên 5.354 ha rừng (trong đó 5.152 ha rừng phòng hộ và 202 ha sản xuất). Để giữ được diện tích rừng hiện có, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai đồng bộ các biện pháp, nhất là chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong việc quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), góp phần nâng cao độ che phủ rừng của xã lên trên 71%.

Cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp với dân quân

xã Mường Do kiểm tra diện tích rừng nguyên sinh trên địa bàn.

Hằng năm, xã đã xây dựng phương án PCCCR phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đồng thời, củng cố, kiện toàn đội PCCCR của xã, với lực lượng chủ yếu là công an xã, lực lượng dân quân. Vào mùa khô hanh, xã còn tăng cường cán bộ chuyên làm công tác tuần tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn. Bên cạnh đó, tại các bản đều thành lập tổ, đội PCCCR với 9 thành viên/đội, có nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra các diện tích rừng, phát hiện các vi phạm vào rừng, qua đó, tham mưu cho xã giải quyết kịp thời.

Đồng chí Hà Đức Yêu, Bí thư đảng ủy xã Mường Do cho biết: Trong những năm qua, xã đã chỉ đạo các bản tăng cường tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ rừng; hướng dẫn bà con cách làm đường băng cản lửa khi đốt nương; tổ chức ký cam kết với các hộ về công tác quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt công tác PCCCR. Xã còn thành lập một tổ tuyên truyền pháp luật, thường xuyên đến các bản tuyên truyền về các nội dung: Công tác bảo vệ rừng, không phát vén vào bìa rừng, không khai thác gỗ, lâm sản, PCCCR vào mùa khô hanh... Ngoài ra, còn phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Phù - Bắc Yên có diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn phối hợp giải quyết khi xảy ra tình trạng vi phạm vào rừng... Nhờ vậy, những năm gần đây, trên địa bàn xã đã không xảy ra vụ cháy rừng hoặc khai thác trái phép lâm sản.

Hiện nay, toàn bộ diện tích rừng của xã đã được giao cho các hộ nhận khoanh nuôi, bảo vệ. Việc làm này không chỉ nâng cao trách nhiệm của các chủ rừng trong việc quản lý, bảo vệ rừng mà còn giúp họ có thêm thu nhập từ rừng qua việc được hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trung bình 1 năm, xã Mường Do được nhận trên 2 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng.

Dẫn chúng tôi đi thăm cánh rừng nguyên sinh, với nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, anh Đinh Văn Phương, kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã Mường Do, kể: Những năm trước đây, tình trạng khai thác gỗ, lâm sản, phát rừng làm nương diễn ra khá phức tạp. Hạt Kiểm lâm huyện đã đặt trạm kiểm soát lâm sản trên địa bàn xã, đồng thời phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã vào cuộc quyết liệt để bảo vệ diện tích rừng. Trong đó, tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, nhất là tại các khu rừng nguyên sinh, rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm. Cùng với đó, xử phạt nghiêm minh các đối tượng vi phạm... Vì vậy, tình trạng phá rừng làm nương, khai thác rừng lấy gỗ đã không còn diễn ra trên địa bàn xã.

Hiện nay, Mường Do là xã có độ che phủ rừng lớn nhất trong toàn huyện. Thời gian tới, xã tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong thực hiện công tác quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, từng bước nâng cao độ che phủ rừng, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, phát triển nghề rừng và nâng cao thu nhập cho người dân.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.