Mô hình phát triển cây chanh leo ở Quang Huy

Trước đây, kinh tế của người dân xã Quang Huy (Phù Yên) chủ yếu canh tác lúa ruộng 2 vụ, trồng cây trên nương và chăn nuôi, nhưng hơn một năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở bản Nà Xá đã chuyển đổi sang trồng cây chanh leo trên diện tích trồng các loại cây lâu năm kém hiệu quả, bước đầu đem lại nguồn thu nhập khá, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.

Người dân bản Nà Xá, xã Quang Huy (Phù Yên) trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cây chanh leo.

Đến bản Nà Xá mùa này, khi vườn chanh leo của các gia đình đang độ ra hoa, hầu như nhà nào cũng tập trung bón phân, làm cỏ cho cây. Trò chuyện với anh Đinh Văn Thiết, người đầu tiên đưa cây chanh leo về trồng tại bản, anh cho chúng tôi hay: Thấy ở Mường Do người dân trồng loại cây này đem lại hiệu quả kinh tế cao, tôi liền đến tận nơi học hỏi kinh nghiệm, về bản vận động 6 hộ khác chung vốn, góp sức trồng 600 gốc chanh leo trên 7.000m2 đất. Ban đầu, cũng chưa có kết quả ngay đâu, vì ít kinh nghiệm, thời tiết lại mưa nắng thất thường, nên chanh leo nhà nào cũng bị thối cuống, khô thân, rụng hoa... Chúng tôi đã phải nhờ cậy sự hỗ trợ tích cực của cán bộ khuyến nông xã, huyện và nhân viên kỹ thuật Công ty Nafood Tây Bắc mới vượt qua được. Đến nay, chanh leo đã thu hoạch được 2 lứa, sản lượng 8 tấn quả, bán được 125 triệu đồng. Cũng diện tích này, trước đây trồng cây keo chỉ thu trên 9 triệu đồng thôi. Chúng tôi dự tính từ giờ đến đầu năm sau thu hoạch 3-4 lứa nữa, mỗi lứa chừng 4-5 tấn quả. Thấy mô hình đem lại hiệu quả, nhiều bà con trong bản, trong xã đã đến học hỏi kinh nghiệm để mở rộng sản xuất.

Tham quan vườn chanh leo của các hộ gia đình, chúng tôi thấy hầu hết được thiết kế trồng khá khoa học. Giàn được dựng chắc chắn, nhằm hạn chế đổ khi chanh leo sai quả và lúc mưa to gió lớn; bà con không làm rào tạm mà xây dựng tường bao quanh vườn và làm cổng để chống gia súc phá hoại. Để giảm công lao động, các hộ lắp đặt hệ thống tưới phun mưa trên giàn và tưới nhỏ giọt dưới gốc cây... tổng vốn đầu tư cả vườn gần 200 triệu đồng. Để chanh leo phát triển tốt, hằng ngày, các hộ gia đình phân công nhau thường xuyên thăm vườn, kịp thời phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại; tập trung nhân lực vào mùa thu hoạch và cắt tỉa lá...

Đưa cho chúng tôi xem những quả chanh leo mới hái, ông Đinh Công Vinh, một trong những thành viên tham gia mô hình chanh leo ở bản, nói: Chanh leo hợp đất đai, khí hậu ở đây, lại được chăm sóc tốt nên quả to, vỏ màu đỏ thẫm, có mùi thơm đậm đà và ngọt hơn các vùng khác. Năng suất cao, mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên được khách hàng ưa chuộng. Các hộ gia đình cũng đã mang sản phẩm chanh leo tham gia các hội chợ thương mại nông sản tổ chức trên địa bàn huyện, Mộc Châu và tỉnh. Vào vụ thu hoạch, do chưa ký hợp đồng với Công ty Nafood Tây Bắc nên các hộ gia đình bán trực tiếp cho thương lái, giá có cao hơn nhưng theo tôi như thế không ổn định. 

Là loại cây dễ trồng, cho thu hoạch nhiều lứa trong năm, không tốn quá nhiều công chăm sóc, lại thu hồi vốn nhanh... cây chanh leo đã và đang mang lại hy vọng cho người dân bản Nà Xá tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.