Công bố Quyết định cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu “Cam Phù Yên”

Ngày 16/12, huyện Phù Yên đã tổ chức công bố Quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Cam Phù Yên”.

Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ trao Giấy chứng nhận nhãn hiệu "Cam Phù Yên".

Tới dự có đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ - BộKhoa học và Công nghệ; Viện Nghiên cứu rau, quả; lãnh đạo các sở, ngành và các huyện, thành phố của tỉnh.

Huyện Phù Yên hiện có trên 420 ha trồng cây ăn quả có múi, trong đó có 197 ha cam, tập trung ở các xã: Mường Thải, Mường Cơi và Tân Lang; năng suất trung bình đối với giống cam Vinh đạt 21 tấn/ha, cam đường canh 20 tấn quả/ha, sản lượng đạt 1.500 tấn quả/năm. Sản phẩm cam Phù Yên khi chín có vỏ nhẵn màu vàngmỏng và tép có vị ngọt mát, được cung  cấp cho thị trường trong tỉnh, thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, được khách hàng đánh giá chất lượng cao. Những năm gần đây, cây cam đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ trồng cam có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, một số hộ có thu nhập hàng tỷ đồng/năm từ trồng cam. Năm 2017, toàn huyện đã trồng mới được 56 ha cam.  Để chủ động quản lý, xây dựng thương hiệu và giúp các hộ trồng cam tiêu thụ sản phẩm ổn định, UBND huyện Phù Yên đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ lập hồ sơ đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và quyết định cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu “Cam Phù Yên”. Đây là cơ sở quan trọng để huyện Phù Yên tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, có kế hoạch mở rộng diện tích, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định nhãn hiệu sản phẩm, sở hữu trí tuệ, phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có trên 500 ha cam và tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý cam Phù Yên.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và huyện gắn nhãn hiệu cho sản phẩm Cam Phù Yên.

Trong dịp này, UBND huyện Phù Yên đã tổ chức Hội thảo đánh giá tiềm năng phát triển cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện với sự tham gia của Viện Nghiên cứu rau, quả; Trung tâm Quy hoạch và phát triển nông thôn 2 – Viện Quy hoạch hoạch và Thiết kế nông nghiệp; Hợp tác xã Văn Phúc Yên. Tại Hội thảo, các đại biểu đã đánh giá hiện trạng và định hướng về phát triển cây ăn quả có múi, ứng dụng tiến bộ KHKT mới vào sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển bền vững, hiệu quả cây có múi trên địa bàn; công tác quy hoạch phát triển cây ăn quả có múi phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và phát triển sản xuất của các hợp tác xã…

Ngay sau Hội thảo, các đồng lãnh đạo tỉnh, huyện Phù Yên đã gắn nhãn hiệu cho sản phẩm cam Phù Yên tại các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm và trao quyền sử dụng nhãn hiệu cam Phù Yên cho các tập thể và cá nhân ở xã Mường Thải và Mường Cơi.

Lãnh đạo huyện Phù Yên trao quyền sử dụng nhãn hiệu "Cam Phù Yên"

cho các tập thể và cá nhân ở xã Mường Thải và xã Mường Cơi.

Đình Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Xã hội -
    Cuối tháng 11, chúng tôi có dịp trở lại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. Nằm ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, nên mùa đông nơi đây lạnh cắt da, cắt thịt. Xã có 4 bản, 574 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.