Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Ngăn chặn “lâm tặc” phá rừng đặc dụng ở Thuận Châu • Bài 1: Tiếp diễn tình trạng khai thác gỗ trái phép

Những tháng qua, tại rừng đặc dụng của huyện Thuận Châu vẫn xảy ra tình trạng một số đối tượng lén lút khai thác gỗ trái phép. Phóng viên Báo Sơn La đã thâm nhập hiện trường để điều tra vụ việc.

Ngày 13/9, nhận được nguồn tin báo từ cơ sở trên địa bàn bản Hua Ty B, xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, có một số lượng gỗ lớn đã được tập kết gần tỉnh lộ 108, phóng viên Báo Sơn La đã thông tin với Ban Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ Thuận Châu và cùng cán bộ của Ban, Đội cơ động số 1 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiếp cận hiện trường, truy bắt đối tượng khai thác gỗ.

Cán bộ kiểm lâm huyện đo đạc hiện trường ngày 14/9 tại bản Hua Ty B.

Trời nhá nhem tối, chúng tôi cùng tổ công tác chia làm 2 tốp để tiếp cận hiện trường. Sau gần 1 giờ di chuyển, mò mẫm trong đêm tối, cố gắng bám sát vị trí để “bắt” được đối tượng xẻ trộm gỗ. Nhưng, sau một đêm trắng theo dõi, chúng tôi vẫn không phát hiện động tĩnh nào của các đối tượng.

Hiện trường điểm xẻ gỗ trong khu rừng đặc dụng ngày 14/9 tại bản Hua Ty B.

Khoảng 4h sáng ngày 14/9, chúng tôi di chuyển đến cửa gió của bản Cửa Rừng, xã Co Mạ, cách khoảng 20km, nhưng vẫn không phát hiện dấu hiệu khả nghi. 8h sáng cùng ngày, từ vị trí dưới tỉnh lộ 108, chúng tôi leo ngược con dốc dựng đứng, sau nhiều giờ đồng hồ tìm kiếm, đã tiếp cận được vị trí. Nhưng thật bất ngờ, số gỗ theo bà con thông tin tập kết ở đây đã vận chuyển hết, chỉ còn lại vết kéo gỗ.

Cán bộ kiểm lâm huyện đo đạc hiện trường ngày 14/9 tại bản Hua Ty B.

Hiện trường xẻ gỗ nằm gần vị trí tập kết khoảng 500m. Tại đây, nhiều thanh gỗ, bìa gỗ, mùn cưa, thậm chí là những khúc gỗ lớn có đường kính từ 70-80cm nằm ngổn ngang trên mặt đất. Các đối tượng khai thác gỗ trái phép còn dựng lều, để lại nhiều dụng cụ nấu ăn. Sau khi đo đạc, lưu lại một số hình ảnh hiện trường, chúng tôi quay trở lại Ban Quản lý.

Hiện trường khai thác gỗ tại bản Cửa Rừng (Ảnh chụp ngày 13/5)

Trao đổi vấn đề này, ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Ban quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ Thuận Châu, cho biết: Do địa bàn rộng, phức tạp, lực lượng lại mỏng nên không thể phát hiện kịp thời tình trạng xẻ gỗ trái phép của một số đối tượng. Ban tiếp tục tăng cường lực lượng và thời gian tuần tra; tuyên truyền, vận động nhân dân không tham gia các hoạt động hủy hoại rừng. Đồng thời, triển khai các biện pháp hiệu quả hơn để bảo vệ rừng, như lắp đặt các thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ cho công tác tuần tra, kiểm soát...

Đáng lưu ý là cùng thời điểm chiều 13/9, một cán bộ kiểm lâm có nhiệm vụ trực trên cụm trạm gieo bay của Ban Quản lý chỉ cách vị trí tập kết gỗ khoảng 500m, đã bị một đối tượng ở bản Hua Ty B đến hăm dọa bởi từ chối không cho xẻ gỗ trong rừng đặc dụng để làm nhà.

Máy cưa vẫn để lại rừng tại bản Hua Lương, xã Co Mạ. (Ảnh chụp ngày 10/6).

Ban Quản lý rừng Đặc dụng - Phòng hộ Thuận Châu được giao quản lý bảo vệ gần 26.500 ha; trong đó, trên 14.000 ha rừng phòng hộ, trên 12.400 ha rừng đặc dụng, nằm trên địa bàn 11 xã, gồm: Nậm Lầu, Bản Lầm, Mường Bám, Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu và các xã Mường Giàng, Mường Sại, Mường Chiên, Pá Ma - Pha Khinh, Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai. Khu rừng này có hệ thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loại cây, như: Sa mu, dổi, dẻ, màng tang, vối thuốc...

Cách đây 4 tháng, trong chiều 13/5, lực lượng kiểm lâm, công an xã đã phát hiện 3 đối tượng đang có hành vi khai thác gỗ trái phép tại khu rừng đặc dụng thuộc địa bàn bản Cửa Rừng. Các lực lượng đã bắt giữ được 2 đối tượng là Vàng A Dơ, Vàng Thị Xuân (2 vợ chồng), trú tại bản Cửa Rừng, được đối tượng Sùng A Minh cùng bản, thuê xẻ và vác gỗ (đã bỏ trốn khi bị phát hiện). Cơ quan chức năng vận động đối tượng Minh ra đầu thú và đã bị xử lý.

Ảnh chụp ngày 10/6/2023.

Mặc dù đã được các lực lượng chức năng tuyên truyền và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm để răn đe, song đến nay, tình trạng khai thác gỗ trái phép trong rừng đặc dụng vẫn chưa có dấu hiệu giảm, mà còn có chiều hướng gia tăng, thậm chí các đối tượng còn manh động hơn khiến cho tình trạng này ngày càng phức tạp.

Gỗ thành phẩm đã chuyển ra bìa rừng (Ảnh chụp ngày 28/8/2023)

Ngay khi tiếp nhận thông tin phản ánh của báo chí về vụ việc chặt phá rừng tại xã Co Mạ, ngày 15/9, đồng chí Nguyễn Đắc Lực, Bí thư Huyện ủy Thuận Châu đã chủ trì cuộc họp, nghe các đơn vị báo cáo tình hình và làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan khi để xảy ra tình trạng phá rừng trong suốt thời gian qua.

Đồng chí Bí thư Huyện ủy nhấn mạnh: Quan điểm của Thường trực Huyện uỷ là chỉ đạo các cơ quan chức năng và cấp uỷ chính quyền xã tiến hành điều tra, xác minh để xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật. Trước mắt, giao cho UBND huyện chỉ đạo lực lượng Công an huyện, Kiểm lâm huyện điều tra, xác minh làm rõ có kết luận cụ thể, nếu vụ việc vi phạm nghiêm trọng sẽ tiến hành lập hồ sơ khởi tố. Đồng thời giao các lực lượng chức năng và cấp uỷ chính quyền xã, bản phối hợp tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời không để tình trạng vi phạm tái diễn. Tăng cường tuyên truyền đến nhân dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng. Kiên quyết và xử lý dứt điểm tình trạng khai thác, buôn bán lâm sản trái phép trên địa bàn huyện.

 Thường trực Huyện ủy Thuận Châu họp, chỉ đạo xử lý việc khai thác gỗ trái phép trong rừng đặc dụng.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lương Ngọc Hoan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết: Chúng tôi đã tăng cường lực lượng cho Ban Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ Thuận Châu để ngăn chặn, truy tìm các đối tượng phá rừng và xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Cán bộ kiểm lâm huyện đo đạc hiện trường ngày 14/9 tại bản Hua Ty B.

Tình trạng khai thác gỗ trái phép tại khu rừng đặc dụng của huyện Thuận Châu đang được các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện Thuận Châu vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm minh các đối tượng liên quan để sớm trả lại bình yên cho khu rừng.

Vũ Tuấn - Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Sơn La

    Họp Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/7, các đồng chí: Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Sơn La; đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực đã chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ chuẩn bị Lễ kỷ niệm.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/7/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/7/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 21-24 độ Vĩ Bắc, kết hợp với hội tụ gió lên đến 3.000m hoạt động yếu. Thời tiết: Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng, có nơi nắng nóng.
  • 'Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/7, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu 75 xã, phường trên địa bàn tỉnh.
  • 'Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Kinh tế -
    Ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị cấp xã đi vào hoạt động, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp, bảo đảm dòng vốn tín dụng chính sách tiếp tục vận hành thông suốt, ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn.
  • 'Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 27/6/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 1568/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
  • '“Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    “Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    Kinh tế -
    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, không chỉ nâng cao giá trị hàng hóa mà còn là “lá chắn” bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trước nguy cơ xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tại tỉnh Sơn La, các đề án hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước.
  • 'Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Gương sáng bản làng -
    Bằng uy tín và trách nhiệm, ông Tráng Vạ Đế, người có uy tín của bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập luôn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.