Hua Pư tan hoang sau sạt lở đất

Bản Hua Pư, xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2. Sau nhiều giờ nỗ lực, phóng viên Báo Sơn La đã tiếp cận hiện trường sạt lở.

Giọng nam

Bản Hua Pư, xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn sau cơn lũ.

Hua Pư là bản đồng bào Mông cách trung tâm xã Chiềng Nơi hơn 10km. Do ảnh hưởng mưa lũ, tuyến đường chính lên bản đã bị sạt lở nghiêm trọng, không thể đi được.

Từ trung tâm xã, chúng tôi leo ngược ngọn núi cao gần 1.300m hướng lên Hua Pư.

Mưa lũ cuốn trôi con đường lên bản Hua Pư

Dẫn đường cho chúng tôi là 2 công an xã, leo lên núi khoảng 3 cây số, một người dẫn đường đã không còn sức để đi tiếp bởi từ hôm qua, anh đã ngược bản 2 lần, nên đành ở lại.

Con đường về bản Hua Pư chênh vênh.

Chặng đường từ trung tâm xã lên Hua Pư có hàng chục điểm sạt lở, một bên là vực sâu hun hút nguy hiểm. Vừa đi, vừa phải cảnh giác phía taluy dương bởi đất đá có thể sạt xuống bất cứ lúc nào, nhiều điểm vẫn còn hiện tượng bùn đất đang trôi xuống.

Trời lúc nắng, lúc mưa và đất vẫn lở xuống đường đi.

Những đoạn đi qua các điểm bùn đất lầy lội, chân cắm sâu trong bùn không thể nhấc lên được, chúng tôi phải hỗ trợ nhau vượt qua. Chân ai cũng tê cứng, chuột rút.

Chân phóng viên bị chuột rút 

Trời về chiều, sương mù dày đặc kéo về khiến chúng tôi di chuyển khó khăn hơn, sau 7 tiếng đi bộ vượt núi, mới tiếp cận được bản Hua Pư.

Hành trình đến bản Hua Pư của phóng viên Báo Sơn La.

Ghi nhận đầu tiên khi đặt chân đến bản, hiện trường tại điểm sạt rất lớn, từ đỉnh đồi bùn đất sạt trực tiếp xuống vùi lấp 3 ngôi nhà, cộng với tài sản, hoa màu của người dân.

Cơn lũ cuốn qua, để lại những khoảng trống tan hoang.

Mặc dù trời tối, nhưng bà con dân bản vẫn đang cùng nhau giúp đỡ các gia đình có người thân mất, lo hậu sự và động viên họ vượt qua đau thương, sớm ổn định cuộc sống. Đoàn cứu hộ của huyện và lực lượng dân quân xã, bản Huổi Lặp đang dồn sức giúp nhân dân ổn định đời sống.

Hiện trường sạt lở đất tại bản Hua Pư, xã Chiềng Nơi.

Mưa lớn kéo dài từ đêm 23/7 tại bản Hua Pư, xã Chiềng Nơi, đã làm chết 5 người, 4 nhà bị sập đổ hoàn toàn, cuốn trôi nhiều tài sản của nhân dân.

Anh Giàng Chứ Thếnh đau buồn nói: Khoảng 5 giờ sáng ngày 24/7, vợ chồng tôi đang ở lán nương, khi đó trời mưa to. Bỗng nghe tiếng nổ lớn, nhìn lên phía nhà, nơi con trai đang ngủ, chỉ thấy đất đá ầm ầm đổ xuống. Chúng tôi vừa chạy, vừa hô hoán, đến nơi chỉ thấy tất cả là đống đổ nát, ngôi nhà bị vùi lấp hoàn toàn.

Lúc đó, cả bản đã lao đến hỗ trợ đào bới, tìm kiếm con tôi, thật đau buồn, đến chiều cùng ngày mới tìm thấy thi thể con. Hiện nay, không có nhà, nên chúng tôi phải đi ở nhờ nhà em trai.

Những ngôi nhà đổ nát do sạt lở đất.

Trận sạt lở đất đã cướp đi vợ và hai đứa con cùng toàn bộ tài sản gia đình anh Giàng A Dếnh, gạt nước mắt, anh Dếnh nói trong đau buồn: Mưa đã làm sạt quả đồi sau nhà xuống quá nhanh, nên vợ và con không kịp chạy. Tôi không biết phải sống thế nào nữa.

Mưa lũ cuốn trôi hết nhà của người dân.

Ông Giàng Sua Sếnh, năm nay 94 tuổi, cho biết: Cả đời tôi sống ở đây, nhưng chưa bao giờ thấy trận mưa lũ nào nhanh và lớn như vậy. Cả bản có mấy chục nóc nhà, thế mà trong một ngày, phải làm ma cho 5 người, đau đớn quá.

Hiện trường sạt lở đất tại bản Hua Pư.

Hỗ trợ nhân dân Hua Pư tìm kiếm các nạn nhân trước khi đoàn cứu trợ của tỉnh, huyện, xã đến, bản Huổi Lặp đã huy động hàng chục người dân, dân quân, tổ ANTT của bản khẩn trương tiếp cận, hỗ trợ bản Hua Pư khắc phục hậu quả và tìm người mất tích.

Lực lượng chức năng hỗ trợ dân bản Hua Pư khắc phục hậu quả sạt lở đất.

 Anh Giàng A Hạ, bản Huổi Lặp, cho biết: Do nhiều cây cối và khung nhà vùi lấp trong đất, nên không thể dùng cuốc, xẻng. Vì vậy, chúng tôi chủ yếu phải dùng bằng tay. Với tinh thần như giúp chính gia đình của mình, chúng tôi đã nỗ lực hết mình trong việc tìm kiếm nạn nhân.

Tài sản của nhân dân thiệt hại sau sạt lở đất.

Anh Giàng A Ly, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Huổi Lặp, chia sẻ: Bản chúng tôi cách bản Hua Pư 2km. Do địa hình bản Hua Pưa chia cắt với xã, huyện, nên chúng tôi tiếp cận ngay sau khi xảy ra thiên tai để giúp bà con, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại.

Cán bộ xã Chiềng Nơi và Ban Quản lý bản Hua Pư kiểm tra, thống kê thiệt hại

Ngay sau khi nhận được thông tin thiệt hại do thiên tai tại bản Hua Pư, lãnh đạo tỉnh cùng lực lượng chức năng của huyện Mai Sơn khẩn trương tiếp cận hiện trường phối hợp với xã Chiềng Nơi nhanh chóng khắc phục hậu quả và tìm kiếm nạn nhân bị mất tích.

Tuyến đường về Chiềng Nơi vô cùng gian nan.

Bà Cầm Thị Khay, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn, cho biết: Chúng tôi đã huy động 50 cán bộ, chiến sĩ công an, quân đội và cảnh sát cơ động vào hỗ trợ bà con. Nhưng do bản nằm sâu trong sườn núi, con đường vào bản hoàn toàn là đường đất, chúng tôi vừa đi, vừa phải dùng dao phát những bụi cây mở lối, sau gần 10 giờ đồng hồ di chuyển, mới đến nơi. Tập trung tìm kiếm nạn nhân, đến 3h chiều ngày 25/7, thi thể cuối cùng của 6 nạn nhân đã được tìm thấy.

Việc sắp xếp bố trí 5 hộ phải di dời khẩn cấp, huyện chỉ đạo xã rà soát vị trí, bố trí địa điểm cho các hộ dân ổn định cuộc sống. Đồng thời, UBND huyện Mai Sơn đã hỗ trợ 25 triệu đồng/người tử vong; 40 triệu đồng/nhà bị đổ sập hoàn toàn.

Đường về bản Hua Pư nhiều đoạn bị sạt lở chỉ có thể đi bộ.

Hiện nay, tuyến đường từ trung tâm xã về bản Hua Pư vẫn còn nhiều điểm sạt lở, hư hỏng nặng rất cần sớm khắc phục sửa chữa. Cần có sự quan tâm chia sẻ của cộng đồng để nhân dân Hua Pư vượt qua khó khăn sau sạt lở đất thảm khốc này.

Vũ Tuấn - Quàng Hưởng - Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.