Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Cần sớm di dời các hộ dân bản Suối Sát ra khỏi vùng nguy hiểm

Bản Suối Sát, xã Hua Nhàn, huyện Bắc Yên, có 90 hộ, 544 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Là bản vùng cao đặc biệt khó khăn, cách trung tâm xã gần 20 km, địa hình chia cắt phức tạp. Hầu hết các hộ dân định cư trên các sườn đồi có độ dốc cao, trong đó, 36 hộ, hơn 200 nhân khẩu nằm trong khu vực sạt lở đất đá đặc biệt nguy hiểm.

Để lên được bản Suối Sát, chúng tôi phải đi vòng qua trung tâm xã Tạ Khoa; sau 1 giờ đồng hồ vật lộn với hơn 7 km con đường đất dốc cao, ngoằn ngoèo, một bên là núi cao, một bên vực sâu, mới đặt chân được đến bản. Hàng chục hộ dân nằm trên sườn núi trọc lốc, không có lấy một bóng cây to; phía trên là những tảng đá chông chênh có thể lăn xuống bất cứ lúc nào.

Hộ chúng tôi gặp đầu tiên là gia đình ông Thào A Cho, ngay cạnh nhà là những tảng đá to chắn ngang lối vào. Chỉ tay vào một tảng đá to, ông Cho nói: Đây là tảng đá lăn từ trên đỉnh đồi xuống từ năm 2018 sau một trận mưa lớn, rất may là không vào nhà. Bây giờ, kể cả khi trời nắng, thỉnh thoảng vẫn có đá lăn từ trên đỉnh núi xuống.

Tảng đá lăn xuống ngay trước nhà ông Thào A Chua. Ảnh: Minh Tuấn

Cách đó không xa, trên lối vào gia đình ông Thào A Chua và các hộ gia đình khác cũng ngổn ngang những tảng đá to. Ông Chua bảo, đấy là tảng đá quá to, không thể di chuyển nổi, còn những tảng đá nhỏ đã được bà con di chuyển ra nơi khác rồi. Bây giờ bà con lo lắm, ban ngày người lớn đi làm nương hết, chỉ có trẻ con nghỉ hè ở nhà. Hoặc ban đêm, nếu có đá lăn thì không biết chạy đi đâu. Bà con mong cấp ủy, chính quyền sớm có phương án di chuyển các hộ đến nơi ở an toàn để yên tâm lao động, sản xuất.

Tảng đá lăn xuống khu đất nhà ông Thào A Cho, bản Suối Sát. Ảnh: Minh Tuấn

Trao đổi với ông Sồng A Chông, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Suối Sát, được biết, những năm gần đây, mỗi khi mùa mưa đến là có nhiều đá lăn, khiến bà con rất lo lắng. Điển hình, vào năm 2018, do ảnh hưởng của cơn bão số 6, mưa to kéo dài đã làm sạt lở bùn đất, đá từ trên núi cao tràn xuống làm thiệt hại nhiều tài sản, cây trồng và nhà ở của 36 hộ dân sát sườn núi, rất may không có thiệt hại về người. Bây giờ, bản đã trang bị loa để cảnh báo mỗi khi có mưa to để nhân dân nhanh chóng di chuyển đến các điểm trường trú ẩn. Đồng thời, bản đã kiến nghị với xã có phương án di chuyển các hộ bị ảnh hưởng đến nơi ở mới an toàn và cắm biển cảnh báo tại các điểm nguy cơ xảy ra sạt lở, tránh thiệt hại về người và tài sản.

Cắm biển cảnh báo các điểm nguy cơ sạt lở tại bản Suối Sát. Ảnh: Minh Tuấn

Ông Đào Văn Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên, cho biết: Trước những nguy hiểm luôn thường trực đe dọa đến tính mạng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân bản Suối Sát, tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án sắp xếp dân cư bản Suối Sát và đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025. Đồng thời, đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung Dự án di dời dân cư khẩn cấp khỏi khu vực nguy cơ cao sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, trong đó có bản Suối Sát. Sau khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận, tỉnh đã đưa ra khỏi chủ trương đầu tư Dự án sắp xếp dân cư bản Suối Sát, xã Hua Nhàn, bằng nguồn vốn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025. Tuy nhiên, tại Công văn số 8305/BNN-KH ngày 8/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định dừng triển khai thực hiện dự án trên. Như vậy, hiện nay Dự án sắp xếp dân cư bản Suối Sát, xã Hua Nhàn, không còn nằm trong kế hoạch đầu tư của Trung ương và tỉnh.

Nhiều tảng đá lăn từ trên núi cao xuống bản Suối Sát, xã Hua Nhàn. Ảnh: Minh Tuấn

Trước tình hình trên, huyện Bắc Yên đã khảo sát, dự kiến di chuyển nhân dân bản Suối Sát đến điểm tái định cư tại khu Suối Mợi, thuộc bản Sập Việt, xã Tạ Khoa. Nhưng do địa hình đi lại khó khăn, nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo, nên huyện đã chọn phương án lấy quỹ đất sản xuất của bản, đền bù, giải phóng mặt bằng, san ủi, xây dựng cơ sở hạ tầng, thành điểm tái định cư cho những hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm. Trong khi chờ được bố trí cấp kinh phí thực hiện dự án, trước mắt, huyện đang rà soát, sử dụng kinh phí của địa phương để thi công một số các hạng mục, như nâng cấp cải tạo đường nội bản; công trình nước sinh hoạt; hệ thống điện; tiến hành phá những tảng đá ở trên sườn núi, để đảm bảo an toàn cho các hộ dân trước khi có điểm tái định cư mới.

Bản Suối Sát sử dụng loa thông báo cho nhân dân khi có sạt lở đất đá. Ảnh: Minh Tuấn

Mùa mưa lũ đang đến gần, rất mong các cấp, các ngành sớm có phương án sắp xếp, di chuyển các hộ dân bản Suối Sát ra khỏi vùng nguy hiểm, để bà con yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống.

Minh Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Sơn La

    Họp Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/7, các đồng chí: Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Sơn La; đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực đã chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ chuẩn bị Lễ kỷ niệm.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/7/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/7/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 21-24 độ Vĩ Bắc, kết hợp với hội tụ gió lên đến 3.000m hoạt động yếu. Thời tiết: Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng, có nơi nắng nóng.
  • 'Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/7, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu 75 xã, phường trên địa bàn tỉnh.
  • 'Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Kinh tế -
    Ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị cấp xã đi vào hoạt động, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp, bảo đảm dòng vốn tín dụng chính sách tiếp tục vận hành thông suốt, ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn.
  • 'Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 27/6/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 1568/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
  • '“Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    “Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    Kinh tế -
    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, không chỉ nâng cao giá trị hàng hóa mà còn là “lá chắn” bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trước nguy cơ xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tại tỉnh Sơn La, các đề án hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước.
  • 'Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Gương sáng bản làng -
    Bằng uy tín và trách nhiệm, ông Tráng Vạ Đế, người có uy tín của bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập luôn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.