Lòng tham và ma lực của đồng tiền

Gần đây có không ít cán bộ, đảng viên bị bắt giam vì tội nhận hối lộ. Thật đáng tiếc, không hiểu do ma lực của đồng tiền hay lòng tham đã khiến một số "quan chức" phải ngã ngựa (!?)

Hình minh họa của Lê Tâm. (Nguồn: cand.com.vn).

Nói đến ma lực của đồng tiền, bỗng tôi sực nhớ đến tác phẩm văn học nổi tiếng “Đồng hào có ma” của Nhà văn Nguyễn Công Hoan. Tác phẩm này đã phản ánh về ma lực của đồng tiền và sự tham lam của người đời, ngay cả khi họ ở tầng lớp trên của xã hội nhưng vẫn tham lam, tranh giành những thứ không phải của mình với những người được cho là tầng lớp hạ đẳng của xã hội đương thời. Đến nay, tác phẩm “Đồng hào có ma” đã ra đời gần 90 năm, nhưng nội dung cốt truyện của tác phẩm này dường như vẫn vẹn nguyên tính thời sự.

Tục ngữ có câu: “Quan nhất thời, dân vạn đại” để nói về thế sự, thời thế xoay vần, để răn dạy người đời về phép đối nhân xử thế trong đạo làm quan, làm dân. Ứng xử với cái nhất thời ấy đã vô cùng khó, ứng xử với cái vạn đại kia còn khó hơn nhiều. Ranh giới giữa danh tiếng và tai tiếng quả là mong manh. Mới hôm qua đây còn là cán bộ, đảng viên mẫu mực, là niềm tự hào của gia đình, dòng tộc về sự nỗ lực phấn đấu vươn lên, sự gương mẫu đi đầu trong các hoạt động đóng góp cho xã hội… hôm nay đã là tội phạm bị kết án bởi tham ô, tham nhũng… Đúng là “tham thì thâm”. Ôi, trăm cái dại, tại cái tham!

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng phòng, chống tham ô, lãng phí trong Đảng, Nhà nước; Người cho rằng tham ô, lãng phí là “bất liêm”, là “những căn bệnh nguy hiểm”, “là giặc nội xâm”, là “tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội”. Người chỉ ra bản chất của tham ô là hành vi "ăn cắp của công, của riêng của người ta, hay của Nhân dân", "lấy của công làm của tư", là gian lận, tham lam", "là không tôn trọng của công". "Của công" chính là "mồ hôi nước mắt của đồng bào làm ra, do xương máu của chiến sĩ làm ra" [1].

Tưởng đâu, chỉ khi người ta nghèo khó đến cùng quẫn thì mới nảy sinh trộm, cướp, có vẻ như câu nói cửa miệng trong dân gian “bần hàn sinh đạo tặc” chưa hẳn đã phản ánh đầy đủ các hiện tượng trộm cắp trong xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có lần đặt câu hỏi: "Cứ nghĩ trong cuộc sống mà xem, có những người có thiếu thốn gì đâu, nhưng sao mà tham thế? Chưa làm cái gì đã nghĩ đến chấm mút, nói nhỏ là chấm mút, còn nói to là vi phạm pháp luật, bất chấp cả pháp luật, không còn xứng đáng là đảng viên nữa…”.

Không thiếu những bài học sâu sắc, những cảnh tỉnh về cái giá phải trả rất đắt cho lòng tham và ma lực của đồng tiền, vậy mà vẫn có những cán bộ, đảng viên tiếp tục bị cơ quan công an khởi tố bắt giam. Mới nhất là vụ án liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn của “Hậu pháo”, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 1 Bí thư Tỉnh ủy và 2 Chủ tịch UBND tỉnh... Trước đó, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, Giám sát Ngân hàng II (Cục II) thuộc Ngân hàng Nhà nước bị bắt về tội nhận hối lộ 5,2 triệu USD; cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng bị bắt về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền lên tới 35 tỷ đồng…

Thật chua xót, dư luận không phải là không có lý khi cho rằng: “Đồng tiền không dạy ta cách làm người, nhưng nó giúp ta làm rõ bản chất của một số người”. Nhận định này ít nhiều đã phản ánh mặt nào đó về cách ứng xử của con người với tiền bạc. Mặc dù không thiếu thốn gì nhưng không ít người vẫn tham lam vô độ, không có điểm dừng, vì tiền họ sẵn sàng bán rẻ cả nhân cách, phẩm giá, uy tín và danh dự của bản thân. Điều gì đã đem lại sự "hấp dẫn", "sức hút" kỳ lạ đến vậy? Ma lực của đồng tiền hay lòng người vô đáy? Hẳn là đồng tiền có ma thật? Không, chỉ có thể là lòng tham!

Đành rằng, phàm đã là con người, ít nhiều ai chả có tham, sân, si, tuy nhiên cần phải tiết chế lòng tham để bản thân không trở thành nô lệ của những thứ vốn dĩ chưa hẳn đã làm cho con người ta hạnh phúc hơn, ngược lại có khi mang đến khổ đau nhiều hơn. Vì thế, hãy có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống, nhân sinh quan: nhìn lên để thấy mình còn thiếu mà cố gắng phấn đấu, nhìn xuống để thấy mình cũng đủ đầy hơn nhiều người. Biết thiếu, biết đủ, âu cũng là hạnh phúc ở đời vậy!

Cổ nhân có câu: Dù cho giàu có đến đâu, cũng như nước dốc qua cầu tràn đi/ Sinh không, tử lại hoàn không - có nghĩa là, con người ta sinh ra không mang theo thứ gì, khi chết đi cũng vậy, cũng chẳng mang theo thứ gì cả. Ngẫm mà thấy thấm thía những điều Tổng Bí Nguyễn Phú Trọng vẫn nói: "Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu; Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!".

[1] Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 7, Nxb CTQG, H.2011, tr.296-297.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.