Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, tối 9/11, Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên Trường Đại học Tây Bắc phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an tỉnh) tổ chức Chương trình ngoại khóa “Sinh viên với pháp luật” cho 1.000 tân sinh viên K63.
Ngày 9/11, tại Trường TH&THCS Quyết Tâm (Thành phố), Chi đoàn Cục Thi hành án dân sự, Tòa án, Viện Kiểm soát nhân dân thành phố Sơn La đã phối hợp với Đoàn thanh niên phường Quyết Tâm tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền giáo dục pháp luật cho hơn 400 học sinh bậc THCS của nhà trường.
Trên địa bàn toàn tỉnh có 2.505 tổ hòa giải cơ sở, với 14.947 hòa giải viên. Sau 3 năm (2019-2022) triển khai Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” trên địa bàn tỉnh, các tổ hòa giải được củng cố, kiện toàn đi vào hoạt động nề nếp; thành viên tổ hòa giải có năng lực, uy tín; tỷ lệ hòa giải các vụ mâu thuẫn, tranh chấp tại cơ sở thành công đạt 86%; ý thức tự tôn, chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên, hạn chế tình trạng đơn thư, khiếu nại, tố cáo kéo dài và vượt cấp, góp phần giữ gìn đoàn kết trong khu dân cư, bảo đảm an ninh trật tự ở địa phương.
Giải quyết nhanh, chính xác các vụ việc theo thẩm quyền là nhiệm vụ trọng tâm của cán bộ, công chức Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu đang nỗ lực thực hiện, bảo đảm các bản án luôn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm, góp phần tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Trong 3 ngày (2-4/11), Thanh tra huyện Thuận Châu đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho hơn 500 người là cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách xã, Bí thư chi bộ, trưởng bản, trưởng ban công tác mặt trận bản, chi hội trưởng các chi hội tại các xã Chiềng Pha, Chiềng Bôm, Chiềng Ngàm.
Ngày 21/10, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) phối hợp với Sở Tư pháp đã tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho 50 học viên là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cán bộ làm công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và cán bộ Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh).
Những năm qua, Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên ngày càng “vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”.
Thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022”, huyện Thuận Châu luôn quan tâm, chú trọng triển khai nhiều giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả hòa giải các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, hạn chế đơn thư khiếu kiện vượt cấp, giữ vững an ninh trật tự ở địa phương.
Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong chỉ đạo, triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật có sự chuyển biến tích cực; thể chế, chính sách của công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cơ bản hoàn thiện; số lượng, chất lượng của nguồn nhân lực tham gia từng bước cải thiện, nâng cao; nội dung, hình thức, mô hình phù hợp hơn với từng đối tượng, lĩnh vực, địa bàn... Đó là những kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật thời gian qua trên địa bàn toàn tỉnh.
Những năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Sốp Cộp đã phối hợp với các cơ quan trên địa bàn thực hiện đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số các bản vùng sâu, vùng xa, biên giới, góp phần ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật trong đời sống xã hội.
Mộc Châu hiện có hơn 36.000 trẻ dưới 16 tuổi và trên 3.300 người từ 16 đến dưới 18 tuổi. Những năm qua, huyện chú trọng công tác phòng ngừa tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Ngày 23/9, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La tổ chức phiên tòa trực tuyến xét xử sơ thẩm công khai vụ án khiếu kiện hành vi hành chính về việc giải quyết đơn khiếu nại. Phiên tòa được tổ chức với điểm cầu trung tâm tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh và điểm cầu thành phần, gồm: Trụ sở UBND tỉnh và Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu.
Thực hiện Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến, Tòa án nhân dân tỉnh ký kết, ban hành kế hoạch liên ngành tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến vụ án hình sự, dân sự, hành chính với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, hỗ trợ hoặc thay thế xét xử trực tiếp tại Tòa án. Trong đó, việc tham gia của Kiểm sát là thành phần không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong kiểm sát việc tuân theo pháp luật của hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng đảm bảo thực hiện đúng quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính, góp phần thực hiện chuyển đổi số và hiệu quả công tác cải cách tư pháp.
Luật Đất đai đã tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý (Điều 11 Hiến pháp năm 1959 quy định “sở hữu Nhà nước tức là sở hữu toàn dân”). Tuy vậy, quyền của người sử dụng đất liên tục được mở rộng gồm quyền được chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn và quyền sử dụng đất… tức là người sử dụng đất được quyền định đoạt tài sản đất đai theo quy định của Luật.
Những năm qua, huyện Thuận Châu luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận, nâng cao hiểu biết pháp luật, tự giác sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Liên quan vụ cháy cơ sở karaoke gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 32 người chết, tối 8/9, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã ra Quyết định số 133 khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy", xảy ra ngày 6/9 tại cơ sở karaoke An Phú trên địa bàn phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.