Trong 2 ngày 6 - 7/6, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý và thi hành Luật trợ giúp pháp lý 2006.
Số người được thụ hưởng TGPL còn rất khiêm tốn
Theo Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý (TGPL), Bộ Tư pháp Vũ Thị Hường: Kết quả khảo sát tại 9 tỉnh, thành phố về nhu cầu TGPL sự do Bộ Tư pháp tổ chức cho thấy, nhận thức của người dân ở các vùng khảo sát về pháp luật nói chung và TGPL nói riêng còn thấp. Nhiều người dân chưa thể tự tìm kiếm cho mình một sự bảo vệ, giúp đỡ nào cho những vướng mắc pháp luật của mình.
Toàn cảnh Hội thảo.
Cụ thể, trong những cuộc thảo luận và phỏng vấn sâu, cho thấy có 64,5% người dân được hỏi là người chưa được TGPL thì có 35,31% người đã nghe đến TGPL và các hoạt động TGPL. Tuy nhiên, vẫn còn 28,2% số người được hỏi chưa được biết hoặc không nhớ đã được biết về hoạt động TGPL. Kết quả khảo sát số người chưa được TGPL còn cho thấy một thực tế khác, trong tổng số 80 người dân không thuộc diện được TGPL thì chỉ có 2 người biết về hoạt động TGPL. Từ khảo sát trên cho thấy, nhận thức của người dân về pháp luật chưa cao; thiếu hiểu biết về TGPL cũng như không biết những thông tin liên quan đến TGPL nên họ chưa chủ động tìm sự bảo vệ của pháp luật đối với quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như chưa chủ động tìm cách giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Đáng chú ý, không ít người dân quan niệm rằng, họ không tin vào dịch vụ TGPL vì theo cách họ hiểu những gì “miễn phí” thường có chất lượng thấp hơn những gì phải trả tiền. Cần mở rộng đối tượng thuộc diện được TGPL Tại Hội thảo, về hình thức TGPL, nhiều ý kiến cho rằng cần mở rộng đối tượng thuộc diện được TGPL đến hộ cận nghèo và mới thoát nghèo vì đối tượng này vẫn không có đủ khả năng thuê luật sư và họ thực sự có nhu cầu về TGPL. Đại diện Hội luật gia Bắc Giang thẳng thắn nói, nếu bỏ qua đối tượng TGPL là luật gia thì rất lãng phí nguồn lực. Trên cơ sở đó, đề nghị bổ sung đối tượng TGPL là các luật gia, tư vấn viên pháp luật được tham gia tố tụng. Chỉ ra kết quả khảo sát chỉ có 9% đồng ý mở rộng đối tượng TGPL là nạn nhân bạo lực gia đình, bà Nguyễn Nguyệt Minh, chuyên gia phân tích, Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc cho rằng, nên mở rộng nạn nhân bạo lực giới, nạn nhân bị bạo lực tại các công sở hay tại nơi công cộng. Một số ý kiến cho rằng, xã hội văn minh là xã hội mọi người phải tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay TGPL còn yếu, thiếu, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa còn thiệt thòi trong TGPL. “Báo cáo khảo sát chưa phản ánh được hơi thở cuộc sống, cần lấy thêm nhiều ý kiến của các đối tượng khác trong xã hội”, Có thể thấy, việc mở rộng đối tượng được TGPL là cần thiết, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân. Tuy nhiên, đi liền với việc mở rộng là câu chuyện bảo đảm chất lượng TGPL. Mặt khác, đẩy mạnh truyền thông về TGPL; nâng cao năng lực hoạt động của các trợ giúp viên pháp lý; kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý cả về biên chế, kinh phí…/.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Tư pháp và USAID, nhu cầu TGPL là rất lớn, chẳng hạn ở Cao Bằng số người được hưởng quyền TGPL chiếm khoảng 80% dân số, chủ yếu là người dân tộc sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; ở Thái Nguyên chiếm tỷ lệ 75% dân số toàn tỉnh. Ở các tỉnh khác như Đắk Nông, Đăk Lăk, Lâm Đồng, cũng có tình trạng tương tự . Tuy nhiên, số người được thụ hưởng TGPL hiện nay còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 15% số người được quyền TGPL. |
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!