Thuận Châu cứng hóa đường giao thông nông thôn

Những năm qua, huyện Thuận Châu đã lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn đầu tư và huy động sức dân trong việc kiên cố hóa đường giao thông nông thôn. Trong đó, ưu tiên các xã, bản đặc biệt khó khăn, các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, phục vụ nhu cầu đi lại, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

 

Tuyến đường bản Cọ, xã Tông Cọ được bê tông giúp người dân đi lại thuận tiện.

 

Ông Nguyễn Đức Thặng, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, giai đoạn 2015-2020, toàn huyện đã kiên cố trên 215 km đường giao thông nông thôn, với tổng mức đầu tư gần 290 tỷ đồng; trong đó, Nhà nước hỗ trợ 88 tỷ đồng; nhân dân đóng góp hơn 201 tỷ đồng.

Riêng năm 2021, huyện đã thi công hoàn thành 9 tuyến, với hơn 5,7 km, tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng; trong đó, Nhà nước hỗ trợ hơn 1,3 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 2,6 tỷ đồng. Hiện, toàn huyện có 29/29 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; tỷ lệ đường huyện được cứng hóa gần 231 km đạt gần 93%; tỷ lệ đường xã cứng hóa gần 200 km đạt 34,6%; tỷ lệ đường nội bản cứng hóa trên 113 km, đạt 8%. Huyện Thuận Châu đã có 9 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông.  

Đến xã Tông Cọ, những tuyến đường bê tông sạch, đẹp nối dài đến từng bản. Ông Lò Văn Hảo, Phó Chủ tịch UBND xã, nói: Tông Cọ phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2022. Trong năm 2021, xã đã bê tông 3 tuyến, với chiều dài hơn 2,3 km; trong đó, Nhà nước hỗ trợ hơn 700 triệu, nhân dân đóng góp hơn 1,3 tỷ đồng. Đến nay, xã đã hoàn thành tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng nông thôn mới, hệ thống đường giao thông trên địa bàn đã đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, thúc đẩy trao đổi hàng hóa, phục vụ nhu cầu dân sinh.

Bà Lò Thị Luận, bản Cọ, xã Tông Cọ, phấn khởi: Trước đây, con đường vào bản nhỏ, hẹp. Vào mùa mưa, đường lầy lội khó đi. Gia đình đã tự nguyện hiến 200m² đất vườn để làm đường bê tông qua bản. Con đường hoàn thành, tôi và người dân trong bản rất vui mừng.

Tại xã Chiềng La, để hoàn thành tiêu chí giao thông nông thôn, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước thì cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp tiền, ngày công lao động và hiến đất để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, từng bước làm thay đổi diện mạo của xã. Năm 2021, xã hoàn thành và đưa vào sử dụng 22 tuyến đường bê tông của 3 bản: Chiềng Cang, Lốm La, Nong Lanh với tổng chiều dài 3,34 km, tổng vốn đầu tư hơn 2,3 tỷ đồng; trong đó, Nhà nước hỗ trợ gần 800 triệu đồng, còn lại do nhân dân đóng góp bằng tiền, hiến đất và công lao động. Đến nay, 93,5% đường trục bản, đường liên bản được bê tông hóa.

Ông Mè Văn Châu, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Nong Lanh, xã Chiềng La, chia sẻ: Bản có 26 hộ, 119 nhân khẩu là đồng bào Thái. Trước đây, đường nội bản, ngõ xóm là đường đất, lầy lội vào mùa mưa và bụi vào mùa nắng. Đầu năm 2021, Nhà nước hỗ trợ 135 triệu đồng, nhân dân trong bản góp 347 triệu đồng xây dựng tuyến đường bê tông dài hơn 500m.

Địa bàn rộng, với 29 xã, thị trấn, huyện Thuận Châu vẫn còn nhiều tuyến đường giao thông nông thôn chưa được bê tông hóa. Năm 2022, huyện Thuận Châu dự kiến xây dựng 16 tuyến đường liên xã, liên bản với chiều dài 10,44 km. Huyện đang tiếp tục huy động mọi nguồn lực, thực hiện lồng ghép nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn để phát triển giao thông nông thôn. Tận dụng tối đa các nguồn nguyên vật liệu tại chỗ và hướng dẫn kỹ thuật để người dân tự quản lý, tự thi công. Đồng thời, vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ủng hộ chung sức xây dựng giao thông nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện ngày càng phát triển.

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.