Mộc Châu huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Mộc Châu đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tập trung nguồn vốn, tăng cường xã hội hóa, huy động nguồn lực từ nhân dân, chung sức xây dựng nông thôn của các xã trên địa bàn huyện thêm nhiều đổi mới.

Trung tâm xã nông thôn mới nâng cao Chiềng Sơn (Mộc Châu).

Đến xã Hua Păng, xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021 của huyện, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này không chỉ ở cơ sở hạ tầng mà còn từ nếp nghĩ, cách làm của người dân. Ông Lò Văn Hoàn, Chủ tịch UBND xã, thông tin: Thực hiện phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, kết hợp các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp và nội lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân. Đến nay, xã đã huy động được trên 91,7 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 24,9 tỷ đồng, chiếm 27%. Hua Păng đã đạt 19/19 tiêu chí; các tuyến đường từ xã tới 7 bản đã được bê tông hóa; 98% đường trục bản, trên 80% đường ngõ, xóm và hơn 10% đường trục chính nội đồng được cứng hóa; 100% các bản được công nhận, giữ vững danh hiệu bản văn hóa; gần 99% người dân trong độ tuổi lao động có việc làm; thu nhập bình quân đạt hơn 36 triệu đồng/người/năm...

Điển hình như bản Bó Hiềng, xã Hua Păng đã làm đường bê tông rộng 3,5m, dài hơn 7 km từ trung tâm xã tới bản, tổng trị giá hơn 9 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ xi măng; các hộ dân hiến đất, khai thác cát, sỏi, san ủi mặt bằng và đóng góp ngày công lao động với tổng trị giá gần 1 tỷ đồng. Anh Vì Quốc Toản, bản Bó Hiềng cho biết: Những năm trước, khi bản chưa có đường bê tông, việc đi lại của người dân vào mùa mưa gặp rất nhiều khó khăn, ai có việc đến xã hoặc ra quốc lộ 43 đều phải đi bộ mất hơn 1 giờ đồng hồ. Bây giờ, có đường bê tông đi lại thuận tiện bốn mùa, nên người dân trong bản ai cũng phấn khởi đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Mộc Châu đã thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đảm bảo công khai, minh bạch thu - chi, nghiệm thu, thanh, quyết toán các công trình. Đồng thời, thực hiện tốt công tác thi đua - khen thưởng, biểu dương, khuyến khích kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, những mô hình, cách làm hay trong công tác vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, nhân dân và các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tích cực tham gia, ủng hộ, đóng góp xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức, như: Đóng góp kinh phí, ủng hộ ngày công lao động, hiến đất...

Năm 2021, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đã vận động nhân dân đóng góp tiền, tài sản trị giá trên 18,4 tỷ đồng để cứng hóa 34 tuyến đường với chiều dài gần 17 km; trên 182 km đường điện chiếu sáng với tổng mức đầu tư trên 10 tỷ đồng; trồng 3.500 cây xanh dọc các tuyến đường nội bản và nhà văn hóa; vận động trên 20.000 lượt đoàn viên thanh niên, hội viên hội phụ nữ, các hộ gia đình tham gia 150 đợt ra quân vệ sinh môi trường các đường giao thông nông thôn; tu sửa gần 60 km mương dẫn nước. Đồng thời, huyện chỉ đạo các xã rà soát các hộ nghèo, hộ cận nghèo đang ở nhà tạm, nhà dột nát để vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm ủng hộ, trao hơn 4.100 suất quà cho các hộ nghèo, cận nghèo trị giá trên 1,6 tỷ đồng; hỗ trợ hơn 20 tấn gạo cho 378 hộ nghèo có nguy cơ thiếu đói từ nguồn ngân sách huyện...

Với sự nỗ lực, vào cuộc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Mộc Châu đã đạt hiệu quả cao, đến hết năm 2021, huyện có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; đời sống nhân dân được nâng lên, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.

Huy Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.