Mai Sơn thực hiện tốt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Xác định môi trường là tiêu chí khó thực hiện trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, nên ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện, huyện Mai Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, chỉ đạo cán bộ trực tiếp chung sức cùng làm với bà con để hoàn thành tiêu chí môi trường theo kế hoạch.

 

 

 

Thành viên HTX Ngọc Lan, xã Hát Lót (Mai Sơn) thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

                 

Thời điểm bắt đầu thực hiện Chương trình xây dựng NTM, huyện Mai Sơn mới đạt bình quân 2,9 tiêu chí/xã. Trong đó, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa được chú trọng, người dân khu vực nông thôn chưa có thói quen thu gom rác thải tại gia đình, ngoài đồng ruộng, nơi công cộng để xử lý; rác thải sau khi thu gom cũng chưa được xử lý đúng cách; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia chưa bảo đảm yêu cầu. Ông Lò Văn Biên, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, cho biết: Khi bắt đầu thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng NTM, Phòng đã xây dựng các kế hoạch, biểu mẫu hướng dẫn từng chỉ tiêu trong tiêu chí. Ban hành các văn bản triển khai thực hiện công tác quản lý, bảo vệ môi trường, trọng tâm là công tác bảo vệ môi trường khu vực đầu nguồn nước trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước và môi trường trong khu dân cư; tuyên truyền, hưởng ứng các ngày lễ về môi trường. Thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện. Đồng thời, phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan, UBND các xã tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nông thôn, nhằm từng bước thay đổi nhận thức, thói quen, tập quán của người dân về sự cần thiết phải thực hiện tiêu chí môi trường.

                 

Việc thực hiện tiêu chí môi trường trên địa bàn huyện Mai Sơn thời gian qua cũng được MTTQ, các đoàn thể và nhân dân tích cực hưởng ứng và gắn với xây dựng quy ước, hương ước trong khu dân cư. Nhiều phong trào, mô hình về bảo vệ môi trường được duy trì có hiệu quả như: Ngày về cơ sở xây dựng NTM của Huyện ủy Mai Sơn; vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, phong trào “5 không, 3 sạch” của Hội Phụ nữ; Hội Nông dân với mô hình “Thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo vệ sinh đồng ruộng và chất lượng an toàn thực phẩm”; Đoàn Thanh niên với phong trào “Thanh niên xung kích bảo vệ môi trường”... Vận động các tầng lớp nhân dân trong xã trồng cây xanh bóng mát tại các trục đường chính và nơi công cộng; trồng hoa, cây cảnh trong các khu vực hội trường nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng; khơi thông cống rãnh thoát nước các trục đường nội bản...

                 

Từ năm 2019 đến nay, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức 3 hội nghị hướng dẫn triển khai các văn bản mới về lĩnh vực tài nguyên môi trường cho lãnh đạo UBND, công chức địa chính, xây dựng, môi trường tại 22 xã, thị trấn; công tác bảo vệ môi trường trong sơ chế nông sản và chăn nuôi cho hơn 200 hộ sản xuất, chăn nuôi tại các xã: Chiềng Mung, Chiềng Ban, Chiềng Mai, Chiềng Chung, Mường Chanh. Tổ chức Lễ phát động hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn tại xã Cò Nòi, thu hút 300 người tham gia vệ sinh môi trường; vận động nhân dân đào gần 4.000 hố rác, thu gom 2.850 kg bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.

                 

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 8 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, đầu tư hệ thống xử lý chất thải theo quy mô, công suất của từng đơn vị, chất thải được xử lý theo quy định. Bên cạnh đó, 4 công ty, doanh nghiệp hoạt động chăn nuôi tập trung quy mô lớn cũng được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát, xác nhận công trình bảo vệ môi trường và được các cơ quan chuyên môn kiểm tra, giám sát việc xử lý chất thải theo kế hoạch hằng năm.

                 

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp trong thực hiện tiêu chí môi trường, đến nay, toàn huyện có trên 80% số hộ được sử dụng nước sạch; 65% số hộ chăn nuôi sử dụng hầm biogas trong chăn nuôi để xử lỷ chất thải; 92% chất thải rắn sinh hoạt đô thị và 54% chất thải rắn khu dân cư nông thôn được thu gom xử lý; 9/21 xã đạt chuẩn tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm. Qua đó, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình xây dựng NTM của huyện Mai Sơn.

 

Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Xã hội -
    Cuối tháng 11, chúng tôi có dịp trở lại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. Nằm ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, nên mùa đông nơi đây lạnh cắt da, cắt thịt. Xã có 4 bản, 574 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.