Khởi sắc Phiêng Khoài

Mùa này, về xã vùng cao biên giới Phiêng Khoài, huyện Yên Châu tràn ngập sắc trắng tinh khôi của hoa mận, màu xanh của đồi chè và những vườn cây trái. Đời sống của người dân được cải thiện; các tuyến đường trục bản, đường liên bản được đổ bê tông, những ngôi nhà cao tầng khang trang mọc lên ở vùng đất vùng biên giới.

 

Người dân xã Phiêng Khoài thu hoạch cam.

 

Phiêng Khoài có tổng diện tích tự nhiên 9.172 ha, với 3.650 hộ, 11.000 nhân khẩu. So với nhiều xã trên địa bàn huyện, Phiêng Khoài có nhiều lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các loại cây ăn quả, đặc biệt là cây mận hậu. Cùng Chủ tịch UBND xã Đặng Văn Cương đến thăm HTX dịch vụ chế biến chè Phiêng Khoài, không khí sản xuất nhộn nhịp, hàng chục xe máy chở chè búp tươi đến bán cho HTX. Ông Trần Tấn Đạt, Giám đốc HTX, cho biết: Cây chè bén rễ trên mảnh đất này từ rất lâu, HTX đang ký hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho 234 hộ, với 160 ha; nhiều hộ có thu nhập cao, từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng/năm. Năm 2021, do dịch bệnh Covid-19, giá chè búp tươi thấp hơn mọi năm, nhưng HTX vẫn đứng ra bao tiêu sản phẩm cho bà con.

Những năm gần đây, cùng với cây chè, người dân trong xã đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả chất lượng cao. Hiện, Phiêng Khoài có 1.325 ha mận hậu, 57 ha xoài, 5 ha lê, 209 ha nhãn và hàng chục ha cây ăn quả khác; sản lượng năm 2021 đạt hơn 21.000 tấn quả các loại. Đặc biệt, từ những năm 1990, cây mận hậu đã được đưa vào trồng tại đây, cây mận phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, quả to, vị ngọt đậm được người tiêu dùng ưa thích. Từ cây mận hậu, nhiều hộ gia đình trong xã có thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm, có hộ thu hàng tỷ đồng.

Gia đình anh Ngô Thái Hải, bản Hang Mon 2 có 10 ha mận hậu, trong đó 7 ha đã cho thu hoạch. Anh Hải chia sẻ: Gia đình tôi trồng mận từ năm 2008, hiện toàn bộ diện tích đều được áp dụng quy trình VietGAP, mận cho năng suất cao, được thương lái đến thu mua trực tiếp tại vườn, vụ này gia đình ước thu hơn 100 tấn mận, trị giá gần 1 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, xã Phiêng Khoài có hơn 20 km đường biên giới giáp với huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào), có quốc lộ 6C đi qua, thuận lợi phát triển thương mại, dịch vụ. Xã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, mặt bằng kinh doanh cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mở rộng đầu tư phát triển dịch vụ. Hiện trên địa bàn xã có gần 300 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ.

Ông Đặng Văn Cương, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Hiện, Phiêng Khoài đã được huyện Yên Châu điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu đô thị mới Phiêng Khoài; khu dân cư trung tâm xã; đầu tư hệ thống đường giao thông từ trung tâm xã Chiềng Khoi đến trung tâm xã Phiêng Khoài và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch. Đây sẽ là những điều kiện thuận lợi để Phiêng Khoài tiếp tục phát huy nội lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.