Thu nhập cao từ nhãn chín sớm ở Sông Mã

Còn hơn một tháng nữa mới là thời điểm thu hoạch nhãn chính vụ, nhưng ở huyện Sông Mã những ngày này, nhiều hộ dân đã bắt đầu vào vụ thu hoạch nhãn chín sớm. Đó là thành quả của người dân khi biết ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, "điều khiển" nhãn ra hoa, đậu quả sớm trước thời vụ.

Chúng tôi đến xã Chiềng Khoong, một trong những xã có nhiều hộ thực hiện ghép nhãn chín sớm. Gia đình anh Nguyễn Văn Trung, bản Tân Hưng là một trong những hộ đi đầu và có kinh nghiệm trong việc thực hiện kỹ thuật ghép nhãn chín sớm, từ 5 năm trước, anh đã bắt đầu thử nghiệm ghép và thực hiện kỹ thuật cho cây nhãn ra hoa, đậu quả sớm hơn 1 tháng. Hiện, gia đình anh có hơn 200 cây nhãn chín sớm, trong đó, 100 cây đã cho thu hoạch, mỗi năm được hơn 1 tấn quả, bán với giá trung bình từ 42.000 đồng đến 43.000 đồng/kg, có thời điểm gia đình anh bán được giá hơn 50.000 đồng/kg. 

 

 

Vườn nhãn chín sớm của gia đình anh Nguyễn Văn Trung, bản Tân Hưng, xã Chiềng Khoong

 

Đưa chúng tôi thăm vườn nhãn chín sớm sai trĩu cành, những trùm nhãn to đều chín căng mọng, anh Trung cho biết: Gia đình chủ yếu trồng nhãn miền, đến chính vụ thường cho giá thấp, chỉ từ 10.000 - 15.000 đồng/kg. Tìm hiểu về nhãn chín sớm, anh đã mạnh dạn mua giống về tự ghép thử nghiệm, thấy hiệu quả nên mở rộng thêm. So với nhãn chính vụ, để cây nhãn ra hoa, đậu quả sớm thì phải thực hiện kỹ thuật chăm sóc nghiêm ngặt, tốn rất nhiều công và phải đúng thời kỳ, thời điểm; sau khi thu hoạch phải theo dõi sát sao sự phát triển của cây nhãn và căn cứ vào thời tiết để xác định thời điểm tác động; thường thì từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 hằng năm thì bắt đầu khoanh cành, kích thích cho cây ra hoa; đến khi vỏ cây nhãn liền thì phải tiến hành tưới nước đầy đủ, thường xuyên duy trì độ ẩm và bón phân, đảm bảo dinh dưỡng cho cây nhãn.

 

 

Người dân xã Chiềng Khoong thu hoạch nhãn chín sớm.

 

 

Người dẫn xã Huổi Một thu hoạch nhãn chín sớm.

 

Tìm hiểu thêm về mô hình nhãn chín sớm, chúng tôi tới bản Pá Công, xã Huổi Một. Gia đình chị Nguyễn Thị Thu, có 1 ha nhãn chín sớm, đã thu được hơn 6 tấn quả, bán giá trung bình là 45.000 đồng/kg, mang lại thu nhập gần 300 triệu đồng. Chị Thu phấn khởi, chia sẻ: Thực hiện nhãn chín sớm cần rất nhiều công, nhất là đầu tư hệ thống nước tưới, nhưng lại cho giá trị kinh tế rất cao. Hiện, gia đình mong được vay các nguồn vốn ưu đãi để có điều kiện đầu tư nhân rộng mô hình nhãn chín sớm lên 3 ha.

 

Vườn nhãn chín sớm của người dân xã Chiềng Khoong

 

Ông Nguyễn Tiến Hải, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: Huyện Sông Mã hiện có trên 7.000 ha nhãn, trong đó diện tích nhãn chín sớm chiếm hơn 40 ha, chủ yếu người dân tự làm, tập trung ở các xã: Chiềng Khương, Chiềng Khoong, Chiềng Cang, Yên Hưng, Huổi Một... Với nhãn chín sớm đã đem đến cho bà con nhân dân giá trị cao gấp 2-3 lần. Phòng đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khuyến khích và hướng dẫn bà con ghép nhãn chín sớm trên các giống nhãn T6 để thực hiện rải vụ nhãn để có giá trị cao hơn. Đồng thời khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt quy trình kỹ thuật sản xuất nhãn, không sử dụng chất kích thích, chất cấm trong quá trình chăm sóc, bảo quản; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép và phải bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch...

 

Mô hình nhãn chín sớm ở Sông Mã vừa cho năng suất cao, vừa có chất lượng thơm ngon, mẫu mã đẹp, được nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh đến đặt mua. Đây là tín hiệu vui, cho thấy việc phát triển các giống nhãn chín sớm bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Để nâng tầm giá trị và phát triển bền vững, cần sự quan tâm vào cuộc của các ngành chức năng trong chuyển giao kỹ thuật thâm canh nhãn chín sớm, hướng dẫn người dân thực hiện mô hình thâm canh nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, để thương hiệu nhãn Sông Mã ngày càng vươn xa.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.