Mùa thu hoạch chanh leo

Hơn 5 năm qua, cây chanh leo đã được đưa vào trồng trên những nương, đồi ở huyện Thuận Châu, từ vài chục ha ban đầu, đến nay phát triển mở rộng lên trên 230 ha. Cây chanh leo đã và đang làm thay đổi tư duy sản xuất, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, mở ra hướng phát triển nông nghiệp một cách bền vững

 

  

Nhờ chăm sóc tốt, những cây chanh leo được trồng ở xã Mường É cho quả to, đẹp mã.

 

Nhắc đến cây chanh leo ở Thuận Châu, có lẽ ít ai hiểu rõ hơn chị Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Chanh leo Thuận Châu, có trụ sở tại xã Phổng Lái. Là người gắn bó với cây chanh leo từ những ngày đầu tiên, nắm rõ từng vùng trồng chanh leo trên đất Thuận Châu, chị Bình đã cùng với HTX chủ động liên kết với Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc thu mua quả chanh leo cho người dân.

 

 

Chị Nguyễn Thị Bình, Giám đốc HTX Chanh leo Thuận Châu

kiểm tra kỹ thuật chăm sóc chanh leo của thành viên ngay từ khi xuống giống.

 

HTX Chanh leo Thuận Châu hiện có khoảng 70 ha trồng chanh leo, sản lượng trung bình khoảng 20 tấn quả/ha/năm. Để nâng cao hiệu quả trồng chanh leo, vụ năm nay, HTX Chanh leo Thuận Châu đã phối hợp với Công ty TNHH Lỏi Tươi Agrico (Mộc Châu), đưa giống chanh leo vàng Thái Bảo, một giống chanh mới, khi chín quả có vỏ màu vàng và đậm vị ngọt, được thị trường ưa chuộng. Toàn bộ 20 ha chanh leo vàng Thái Bảo của các thành viên HTX trồng được Công ty TNHH Lỏi Tươi Agrico cung cấp giống trước, khi thu hoạch người dân mới phải trả tiền cây giống. Đồng thời, Công ty cam kết thu mua quả cho các hộ tham gia trồng với giá bảo hiểm 10.000 đồng/kg.

 

 

Thành viên HTX Chanh leo Thuận Châu đưa giống chanh vàng Thái Bảo vào trồng.

 

Anh Thào A Hồ, Phó Giám đốc HTX Chanh leo Thuận Châu, chia sẻ: So với giống chanh leo truyền thống, thì giống chanh leo vàng Thái Bảo cho quả to, mẫu mã đẹp và giá bán cao gấp đôi so với chanh leo tím. Dự kiến đến tháng 8, diện tích trồng chanh leo vàng Thái Bảo của HTX sẽ cho thu hoạch, với việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Lỏi Tươi Agrico nên người dân yên tâm về đầu ra của sản phẩm. Được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, không sử dụng thuốc hóa học, áp dụng các biện pháp thủ công như sử dụng máy phát cỏ, cắt bỏ cành, lá già sâu bệnh, đặc biệt sản phẩm không sử dụng chất bảo quản... Nhờ đó, sản phẩm chanh leo của HTX được người tiêu dùng và thị trường đón nhận.

 

 

Người dân xã Chiềng Pha thu hoạch chanh leo.

 

 

HTX Chanh leo Thuận Châu giới thiệu sản phẩm quả chanh leo tươi

và nước chanh leo cô đặc trên địa bàn huyện Thuận Châu.

 

 

Sản phẩm nước chanh leo cô đặc của HTX Chanh leo Thuận Châu.

 

Sản phẩm chanh leo của Thuận Châu đã được đem đi trưng bày, giới thiệu tại nhiều Hội chợ, Tuần nông sản tại Sơn La, Mộc Châu, Hà Nội... được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã. Ngoài việc xuất bán quả tươi ra thị trường, HTX Chanh leo Thuận Châu đã nghiên cứu, sản xuất thành công nước chanh leo cô đặc. Quả chanh leo được rửa sạch, hút phần dịch bên trong, trộn với đường, mật ong đun sôi đến khi cô đặc thành nước cốt có hương vị thơm ngon. HTX đã mang sản phẩm nước cốt chanh leo giới thiệu ở các hội chợ, bước đầu được người tiêu dùng đón nhận. Đây là tín hiệu vui đối với người trồng chanh leo, bởi với sản phẩm nước cốt chanh leo, khi được phát triển nhân rộng sẽ nâng cao giá trị của quả chanh leo cũng như thu nhập của người dân.

 

 

Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Châu

hướng dẫn người dân kỹ thuật cắt tỉa, chăm sóc cây chanh leo.

 

Xã Mường É cũng là địa phương có diện tích cây chanh leo tương đối lớn (trên 40 ha). Ghé thăm vườn chanh leo của gia đình anh Lường Văn Soạn ở bản Há Tốc, chúng tôi bị cuốn hút bởi vườn chanh leo sai trĩu, quả to tròn, xanh óng. Mặc dù chỉ với 5.000 m² đất trồng, nhưng theo tính toán của anh Soạn sản lượng chanh năm nay dự kiến đạt trên 10 tấn, với giá bán bình quân 5.000 – 8.000 đồng/kg, gia đình anh sẽ thu khoảng 70 triệu đồng.

 

 

Vườn chanh leo của gia đình anh Lường Văn Soạn, bản Há Tốc, xã Mường É.

 

Nhằm phát triển cây chanh leo theo hướng bền vững, huyện Thuận Châu đã phối hợp với Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc rà soát vùng trồng chanh leo, tuyên truyền và vận động bà con tham gia trồng tập trung tại các xã: Phổng Lái, Chiềng Pha, Mường É, Phổng Lập, Chiềng Bôm, Muổi Nọi, Chiềng Ly và Bon Phặng. 

 

 

Thành viên HTX Chanh leo Thuận Châu phân loại chanh leo sau khi thu hoạch.

 

Việc người dân liên kết trồng chanh leo theo hướng bền vững đang mở ra hướng đi ổn định, khẳng định hiệu quả kinh tế vượt trội so với các loại cây trồng khác tại địa phương. Với sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, cùng với sự hỗ trợ của HTX, doanh nghiệp và sự cần cù của người nông dân, những mùa chanh leo bội thu sẽ đem lại cuộc sống ấm no hơn cho người dân nơi đây.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La”. Đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập chủ trì Hội nghị.