Cây chè trên đất Tân Lang

Với lợi thế khí hậu quanh năm mát mẻ, chất đất phù hợp, từ năm 1964, cây chè Shan tuyết đã bén rễ trên đồng đất xã Tân Lang (Phù Yên). Trải qua thăng trầm, hiện cây chè đang được người dân duy trì, phát triển, từng bước nâng cao năng suất, sản lượng, góp phần ổn định đời sống cho người trồng chè.

 

Nhân dân bản Thịnh Lang 1, xã Tân Lang (Phù Yên) thu hoạch chè bằng máy.

 

Năm 1964, bà con quê Hưng Yên lên xây dựng vùng kinh tế mới và thành lập HTX Thịnh Lang chuyên trồng chè. Thời kỳ đó, bà con chỉ sản xuất, còn sản phẩm chè búp tươi được Nhà nước bao tiêu. Đến năm 1986, Nhà nước xóa bỏ bao cấp, không còn thu mua sản phẩm cho bà con nữa, nhiều hộ đã chặt bỏ cây chè để trồng ngô, sắn và một số cây hoa màu khác, chỉ còn một phần diện tích chè được giữ lại để phục vụ gia đình. 4 năm sau, được huyện hỗ trợ về giống, phân bón, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, vì thế diện tích chè tăng dần. Hiện nay, toàn xã có 138 ha chè, tập trung ở các bản: Khẻn Tiên, Thịnh Lang 1, Thịnh Lang 2, Yên Thịnh, bản Vường và Đu Lau, với 532 hộ trồng chè, sản lượng đạt hơn 2.300 tấn chè búp tươi/năm, sau khi trừ chi phí, người trồng chè thu về hơn 5 tỷ đồng. Cây chè trở thành một trong những loại cây trồng đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong xã.

 

Chị Đặng Thị Ánh, bản Thịnh Lang 1, cho biết: Gia đình tôi trồng chè từ năm 2000, với 7.000 m², giống chè Shan tuyết, sau 3 năm được thu hoạch, mỗi năm trung bình thu 6 lứa, sản lượng 14 tấn chè búp tươi, trừ  chi phí thu 30 triệu đồng/năm. Cây chè hợp với chất đất và khí hậu ở đây, chỉ cần chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh kịp thời chè sẽ phát triển tốt. Nếu chè đã khép tán, không cần làm cỏ, tuổi thọ của cây kéo dài 30 năm. Trong sản xuất chè, gia đình tôi luôn đề cao an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”.

 

Trước đây, người dân xã Tân Lang thường thu hái chè thủ công, bây giờ bà con đầu tư máy cắt chè, một chiếc máy với 3 người mỗi ngày sẽ  thu hái được 3 tấn chè búp tươi. Việc thu hái bằng máy, ngoài giảm công lao động, còn tạo phẳng luống, chè lên lá đều, tăng năng suất. Hiện, 24 hộ dân trong xã đã tham gia đầu tư thành lập xưởng sơ chế chè, góp phần tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn và tạo việc làm mùa vụ cho 120 lao động địa phương.

 

Anh Đặng Văn Cống, bản Thịnh Lang 2 chia sẻ: Để sơ chế chè, gia đình tôi đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mua máy, xây lò sấy. Trung bình mỗi năm xưởng sơ chế 200 tấn chè búp tươi được 40 tấn chè khô, sản phẩm chủ yếu bán sang thị trường tỉnh Yên Bái, gia đình còn tạo việc làm thời vụ cho 4-6 lao động, với thu nhập 40 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, sản phẩm chè mới ở dạng thô, để sử dụng phải thêm một lần tinh chế nữa. Theo đánh giá của khách hàng, sau tinh chế, chè Tân Lang có vị đậm đặc trưng, thơm, nước màu xanh.  

 

Qua trao đổi với lãnh đạo UBND xã Tân Lang được biết, cây chè không phải là cây trồng chủ lực của xã, nhưng lại có ưu thế nhất định, đó là, người trồng chè có thu nhập thường xuyên, ổn định và sản phẩm dễ tiêu thụ. Hằng năm, cây chè đã được đưa vào chỉ tiêu về phát triển kinh tế của xã. Theo đó, khuyến khích bà con áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, sản lượng, đặc biệt là tạo ra sản phẩm an toàn, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo việc làm cho người dân trong xã. Vì vậy, xã rất mong các cơ quan chuyên môn của huyện quan tâm, hướng dẫn thành lập HTX chè, xây dựng thương hiệu, đầu tư dây chuyền chế biến sản phẩm hoàn chỉnh, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.