Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã thực hiện tốt công tác quản lý vốn vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Đưa vốn tín dụng chính sách đến với phụ nữ nghèo để mở rộng sản xuất, kinh doanh, giúp hội viên từng bước vươn lên thoát nghèo.
Những ngày này, trên khắp các cánh đồng của huyện Sốp Sộp, bà con nông dân đang tập trung thu hoạch lúa xuân. Vụ lúa xuân năm nay thời tiết thuận lợi, năng suất bình lúa đạt 60 tạ/ha, tăng 3 tạ/ha so với năm trước.
Hơn 10 năm bén rễ với vùng đất Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, cây lê Tai Nung đang đem lại hiệu quả về kinh tế cho người dân nơi đây. Thời điểm này, không khí thu hoạch rộn ràng khắp các sườn đồi, những chuyến xe máy, xe tải nối đuôi nhau len lỏi vào bản, mang theo niềm vui "được mùa, được giá".
IPHM là hệ thống quản lý cây trồng, từ năm 2024, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã triển khai mô hình ứng dụng IPHM vào canh tác dưa vàng. Hiệu quả của mô hình góp phần giảm chi phí sản xuất, hạn chế tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm an toàn thực phẩm, sức khỏe người lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích.
Với mục tiêu phát triển cây cà phê theo hướng bền vững, bên cạnh các giải pháp về quy hoạch vùng trồng, kỹ thuật canh tác, tỉnh Sơn La chú trọng triển khai nhiều giải pháp quản lý chất lượng giống cây cà phê, bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế.
Sơn La là “thủ phủ mận hậu” của Việt Nam với hơn 14.550 ha trồng mận, sản lượng năm 2025 ước đạt 100.000 tấn. Mận hậu Sơn La nổi bật với vỏ mỏng, giòn, vị ngọt dịu pha chút chua nhẹ, phù hợp khẩu vị nhiều người. Năm nay mận hậu đã có mặt tại nhiều siêu thị lớn cửa hàng tiện ích và được phục vụ trên các chuyến bay của Vietnam Airlines.
Thời điểm này đang bước vào mùa mưa lũ, mực nước vùng lòng hồ sông Đà không ổn định, huyện Thuận Châu đã triển khai nhiều giải pháp, tích cực hướng dẫn, hỗ trợ người nuôi cá lồng trên lòng hồ, ao hồ nuôi cá thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.
Sau hơn 3 năm triển khai Dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” tại thị xã Mộc Châu, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã giúp nông dân được tiếp cận quy trình canh tác khoa học, thân thiện với môi trường.
Trăn trở trước lối canh tác manh mún, năm 2020, một số hộ dân tại xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, đã cùng nhau thành lập HTX rau an toàn Vạn Phúc, chuyển từ mô hình sản xuất tự phát, nhỏ lẻ sang liên kết sản xuất hàng hóa đem lại thu nhập ổn định.
Mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại huyện Phù Yên, được triển khai những năm gần đây đã mang lại giá trị kinh tế vượt trội, khẳng định hướng sản xuất xanh, góp phần xây dựng thương hiệu "Gạo Phù Yên".
Trong 3 ngày (14-16/6), Sở Công Thương tỉnh Sơn La sẽ phối hợp Ban điều hành Kinh doanh Sàn nông sản và Thương mại điện tử, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) tổ chức sự kiện Mega Livestream Chợ phiên OCOP Sơn La hỗ trợ tiêu thụ mận hậu, xoài và các sản phẩm nông sản địa phương trên 3 nền tảng thương mại điện tử: Tiktok shop, Vietnam Post (Vnpost.vn) và Sàn nông sản Bưu điện Việt Nam (nongsan.buudien.vn).
Mường La có hơn 14.000 hội viên nông dân, sinh hoạt tại 195 chi hội. Hội Nông dân huyện đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Phát huy lợi thế về khí hậu đất đai, những năm gần đây, các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân thị xã Mộc Châu đã đưa các giống cây trồng mới vào sản xuất, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường.
Dám nghĩ, dám làm, nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sơn La tự tin biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc.
Trên địa bàn huyện Mai Sơn có 9.169 ha cà phê, chủ yếu là giống Arabica. Thời điểm này, những đồi cà phê xanh mướt ở huyện Mai Sơn đang vào thời kỳ quả non. Nông dân đang tích cực chăm sóc cây cà phê, hy vọng một vụ bội thu, đem lại thu nhập cao.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2020-2025, thị xã Mộc Châu chủ động lồng ghép các chương trình, dự án, huy động các nguồn lực triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất, an sinh xã hội, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Phù Yên có 61 HTX hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và tín dụng. Những năm qua, huyện luôn hỗ trợ các hợp tác xã đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh thích ứng thị trường, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, liên kết tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho thành viên.
Năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới hoạt động, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Sông Mã đã chủ động liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản để nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm, tăng thu nhập cho các thành viên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương.
Những ngày cuối tháng 5, khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện cũng là lúc đồng bào dân tộc Mông ở xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên rộn ràng bước vào vụ cấy. Trên những thửa ruộng bậc thang như phím đàn uốn lượn theo sườn núi, tiếng cười nói hòa cùng nhịp tay cấy, tạo nên một bức tranh sống động, mang đậm sắc màu sắc vùng cao.