Sặp Vạt chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Thực hiện mục tiêu khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; góp phần giảm nghèo và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Nông dân xã Sặp Vạt chăm sóc xoài tròn. 

Ông Trần Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Sặp Vạt, cho biết: Là xã vùng III, Sặp Vạt có 12 bản, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, Mông, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở 4 bản vùng cao. Phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã bà con chỉ trồng các loại cây lương thực như ngô, lúa nương; đất bị xói mòn, bạc màu, năng suất cây trồng thấp, chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa chú ý phòng chống dịch bệnh. Đây là những khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới.

Để tháo gỡ khó khăn, xã khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước giúp người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp. Xây dựng các mô hình sản xuất để bà con học tập và áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình. Đặc biệt, xã chọn một số bản làm điểm cải tạo vườn tạp, chiết ghép cây xoài tròn, nhãn chín muộn, chuối cấy mô. Đến nay, diện tích cây ăn quả của xã đã mở rộng gần 800 ha.

Tại bản Nghè, từ năm 2018, bà con đã bắt đầu chuyển sang trồng chuối cấy mô trên diện tích 10 ha. Anh Hoàng Văn Ngoãn, bản Nghè nói: Đối với cây chuối cấy mô, thời gian cho thu hoạch nhanh hơn, ít sâu bệnh. Sau 9 tháng trồng, chuối ra buồng tập trung, năng suất và sản lượng tăng từ 15-20% so với giống chuối địa phương và kỹ thuật canh tác truyền thống. Với 1 ha, bình quân gia đình tôi thu 18 tấn quả, giá bán dao động từ 4.500-6.000 đồng/kg, thu về 70 triệu đồng/năm.

Ở bản Mệt Sai, do tích cực cải tạo vườn tạp đến nay 30ha xoài tròn cho thu hoạch trung bình 12 tấn/ha. Từ trồng xoài, nhiều hộ có thu nhập từ 100-250 triệu đồng/năm. Bà Lò Thị Le, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, chia sẻ: Giống xoài tròn bản địa được trồng từ lâu đời, qua nhiều năm, cây đã thoái hóa, năng suất, chất lượng giảm, quả nhiều xơ, sâu bệnh. Sau khi được hướng dẫn về kỹ thuật cải tạo vườn xoài, bà con trong bản đã tiến hành chiết ghép, trồng mới xoài tròn từ giống đầu dòng, nên bản có diện tích xoài tròn nhiều nhất xã Sặp Vạt hiện nay.

Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, xã Sặp Vạt vận động các hộ liên kết thành lập các HTX để phát triển sản xuất bền vững. Hiện nay, trên địa bàn có 5 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả.

Điển hình là HTX nông nghiệp Xuân Tiến có 37 thành viên liên kết trồng 60 ha xoài tròn. Ngoài bán quả tươi, HTX đưa vào chế biến sản phẩm xoài sấy dẻo, được khách hàng ưa chuộng.

Ông Quàng Văn Xuân, Giám đốc HTX, chia sẻ: Nâng cao giá trị sản phẩm, từ năm 2019, HTX đưa vào thử nghiệm chế biến sản phẩm xoài sấy dẻo và được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sản phẩm không chỉ ngon, ngọt đậm mà thời gian bảo quản được lâu. Trung bình mỗi vụ, HTX sản xuất 2 tấn xoài sấy dẻo, giá bán 200.000 đồng/kg, giá trị kinh tế cao do vậy, các thành viên HTX không còn phải lo đầu ra cho sản phẩm, yên tâm sản xuất.

Cùng với việc đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng, xã vận động bà con đẩy mạnh phát triển chăn nuôi. Đến nay, đàn gia súc, gia cầm có hơn 25.000 con; trong đó, đàn trâu, bò chủ yếu nuôi nhốt, gắn với trồng cỏ. Bên cạnh đó, với lợi thế nằm dọc theo quốc lộ 6, những năm gần đây, xã khuyến khích nhân dân phát triển kinh doanh dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn xã có gần 200 hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng tạp hóa, cơ khí..., tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động.

Việc khuyến khích, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là việc triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt gần 30 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm còn 16%. Đây là điều kiện quan trọng để Sặp Vạt ổn định, từng bước nâng cao đời sống nhân dân và hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
  • 'Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
  • 'Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Xã hội -
    Sương muối và mưa đá là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ các loại cây vụ đông và cây trồng lâu năm trước tác động bất lợi của thời tiết.