Những ngày cuối tháng 5, khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện cũng là lúc đồng bào dân tộc Mông ở xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên rộn ràng bước vào vụ cấy. Trên những thửa ruộng bậc thang như phím đàn uốn lượn theo sườn núi, tiếng cười nói hòa cùng nhịp tay cấy, tạo nên một bức tranh sống động, mang đậm sắc màu sắc vùng cao.
Giọng nữ
Giọng nữ
Giọng nam
Những thửa ruộng bậc thang tại bản Xím Vàng, xã Xím Vàng vào vụ cấy.
Nhìn từ trên cao, Xím Vàng hiện lên như một bức tranh phong cảnh hữu tình. Những thửa ruộng bậc thang trải dài theo triền núi, uốn lượn mềm mại như những dải lụa óng ánh dưới nắng sớm. Hình bóng người lao động cần mẫm in trên mặt nước tạo nên khung cảnh vừa bình yên vừa rộn rã, ai cũng đều hy vọng về vụ mùa bội thu.
Một góc ruộng bậc thang tại xã Xím Vàng.
Tranh thủ thời tiết nắng ráo, anh Thào A Lênh, bản Sồng Chống, cùng vợ cấy lúa từ sáng sớm. Anh Lênh chia sẻ: Năm nay, mưa đến sớm nên làm đất và lấy nước cho vụ cấy dễ hơn. Gia đình có hơn 2 ha ruộng bậc thang, nên trong bản phải đổi công để đi cấy. Bây giờ, có máy cày bừa nên thời gian làm đất, cấy lúa nhanh hơn.
Theo anh Lênh, giống lúa chủ yếu bà con sử dụng là giống địa phương chịu hạn tốt, ít sâu bệnh. Mặc dù sản lượng không cao như các giống mới, nhưng lúa lại cho những hạt gạo thơm, phù hợp điều kiện canh tác trên ruộng bậc thang.
Chị Hạng Thị Sâu, bản Xím Vàng, cho biết: Năm nay, gia đình cấy hơn 1 ha giống nếp địa phương và tẻ đỏ. Ở đây chỉ canh tác một vụ nên đây là nguồn lương thực chính để gia đình sinh hoạt trong cả năm. Thời tiết thuận lợi, gia đình sẽ chăm sóc lúa thật tốt để có vụ mùa bội thu.
Bà con đồng bào dân tộc Mông tại xã Xím Vàng cấy lúa.
Bên cạnh các giống lúa truyền thống, xã Xím Vàng cũng khuyến khích bà con thử nghiệm một số giống lúa cho sản lượng và chất lượng tốt hơn, có khả năng nhân rộng nếu phù hợp với thổ nhưỡng. Ngoài ra, để giữ gìn cảnh quan ruộng bậc thang, địa phương đang hướng tới việc xây dựng sản phẩm OCOP từ du lịch và giống lúa đặc sản vùng cao nơi đây.
Ông Giàng A Nênh, Chủ tịch UBND xã Xím Vàng, cho biết: Xã có hơn 716 ha ruộng bậc thang trồng lúa mùa. Đến nay, người dân đã cấy được khoảng 60% diện tích, dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 6. Xã đang đôn đốc bà con cấy đúng khung thời vụ, theo dõi thời tiết và phối hợp với cán bộ nông nghiệp huyện tuyên truyền kỹ thuật canh tác bền vững. Hiện nay, 9 công trình thủy lợi của xã đã được đưa vào sử dụng, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất.
Máy móc được người dân sử dụng để làm đất chuẩn bị gieo cấy.
Ruộng bậc thang Xím Vàng nằm ở độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển, phong cảnh đẹp, nhất là vào mùa lúa chín, thu hút nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh. Nắm bắt cơ hội này, một số hộ gia đình ở Xím Vàng đã bắt đầu xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp gắn với bản sắc dân tộc.
Anh Giàng A Chênh, thành viên nhóm thanh niên khởi nghiệp của xã Xím Vàng, chia sẻ: Trước đây, chúng tôi chỉ quen làm nương, làm ruộng. Giờ thấy các bản ở Tà Xùa làm du lịch hiệu quả, tôi cũng sẽ làm theo. Mong ước của tôi là mở một homestay nhỏ, tổ chức cho du khách chụp ảnh mùa nước đổ, mùa lúa chín. Làm được du lịch ở bản sẽ không phải đi làm ăn xa.
Ruộng bậc thang tại xã Xím Vàng nhìn từ trên cao.Ruộng bậc thang tại bản Sồng Chống sau khi cấy xong.
Xím Vàng xác định mục tiêu vừa bảo tồn tập quán canh tác lúa trên ruộng bậc thang, vừa kết hợp hài hòa giữa sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Đây được xem là hướng đi tiềm năng, mở ra cơ hội nâng cao thu nhập và xây dựng sinh kế bền vững cho người dân vùng cao.
Chia tay Xím Vàng khi ánh nắng cuối ngày như dát vàng trên những thửa ruộng bậc thang óng ánh mùa nước đổ. Trên những cánh đồng ấy, người dân nơi đây vẫn cần mẫn gieo cấy, tiếp nối nhịp sống bao đời. Giờ đây, bên cạnh cây lúa, họ còn gieo thêm những ước mơ mới về phát triển du lịch, khởi nghiệp và về một tương lai no ấm trên chính mảnh đất quê hương.
Ngày 28/5, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Ngày 28/5, Hội Người cao tuổi tỉnh Sơn La tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam (10/5/1995-10/5/2025) và tổng kết 5 năm thực hiện Đề án nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2020-2025.
Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 28/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại phiên họp toàn thể về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy Kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 của Quốc hội.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 23-25 độ vĩ Bắc bị nén và đẩy dịch xuống phía Nam, kết hợp với vùng hội tụ gió trên mực 1.500m.
Thời tiết: Nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Cảnh báo nguy cơ xảy ra mưa cục bộ với cường suất lớn (>80mm/3h). Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Sáng 28/5, tại Kuala Lumpur, nhân dịp thăm chính thức Malaysia, tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan khác, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Quốc gia Malaysia (UKM).
Ngày 28/5, đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Trung ương và của tỉnh. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới điểm cầu các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh; các xã, phường, thị trấn.
Trưa 28/5, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì chiêu đãi trọng thể thống Hungary Sulyok Tamas và Phu nhân đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Ngày 28/5, đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra tiến độ thi công Dự án đường giao thông nối quốc lộ 37, huyện Bắc Yên với quốc lộ 279D, huyện Mường La.
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!