Khởi sắc nông nghiệp Mai Sơn

Năm 2024 khép lại, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, song nông nghiệp Mai Sơn vẫn đạt được nhiều kết quả nổi bật, trở thành điểm sáng của tỉnh về phát triển kinh tế ngành nông nghiệp.

Giọng nữ
Mô hình trồng nho hạ đen của nông dân xã Chiềng Mung.

Huyện Mai Sơn hiện có trên 49.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, trên cơ sở điều kiện thực tế của từng địa phương, huyện đã triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ưu tiên phát triển về cây ăn quả, rau màu, cây công nghiệp.

Bà Cầm Thị Khay, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn, cho biết: Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bố trí cơ cấu giống phù hợp với diễn biến thời tiết và tín hiệu thị trường, bảo đảm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của giá vật tư nông nghiệp tăng cao. Đồng thời, phát triển sản xuất theo quy mô liền vùng, gắn với bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chú trọng xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tiếp tục ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực của người dân, năm 2024, huyện Mai Sơn duy trì 49.880 ha cây trồng các loại, tăng 3,1% so với kế hoạch. Có 11.500 ha cây ăn quả các loại; sản lượng quả đạt trên 80.000 tấn/năm. Trong năm, huyện có thêm 1 vùng xoài tại xã Hát Lót được công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng lên toàn huyện có 4 vùng cà phê, na và xoài được công nhận ứng dụng công nghệ cao, với tổng diện tích 1.773 ha, quy mô 2.333 hộ gia đình tham gia; trên 5.400 ha cây trồng chăm sóc theo hướng ứng dụng công nghệ cao; 2.700 ha cây ăn quả sản xuất theo hướng hữu cơ... Bình quân giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác đạt 92,3 triệu đồng, tăng 5% so với năm 2023.

Nông dân xã Cò Nòi sơ chế, đóng gói dâu tây.

Phát huy tiềm năng, lợi thế, xã Cò Nòi đã tổ chức quy hoạch diện tích đất sản xuất, khuyến khích bà con nông dân liên kết sản xuất tập trung, thành lập các HTX chuyên canh na, dâu tây, chuyển đổi sản xuất theo hướng hữu cơ. Ban đầu, việc trồng na, dâu tây chỉ phát triển ở một số bản, tiểu khu, đến nay, hầu hết các bản đều trồng, với tổng diện tích 475 ha dâu tây, 790 ha na.

Ông Lò Văn Tỉnh, Phó Chủ tịch UBND xã Cò Nòi, chia sẻ: Áp dụng công nghệ cao vào trồng na và dâu tây cho thu nhập từ 500-600 triệu đồng/ha. Hiện nay, xã tập trung tuyên truyền, vận động các hộ liên kết sản xuất tập trung; thành lập các tổ hợp tác và HTX chuyên canh; tư vấn cho nông dân thay đổi thói quen canh tác, sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất bền vững. Đến nay, trên địa bàn xã đã có vùng na được công nhận vùng sản xuất công nghệ cao.

Mô hình thâm canh xoài của nông dân xã Chiềng Lương.

Điểm nhấn trong phát triển nông nghiệp bền vững của huyện Mai Sơn là phát triển vùng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến, cơ giới hóa, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện có 9.860 ha liên kết sản xuất, gồm: Vùng nguyên liệu rau, củ, quả, vùng nguyên liệu sắn, cà phê, mía đường, mắc ca... chiếm 20% tổng diện tích gieo trồng.

Ông Hoàng Hữu Phong, Chủ tịch UBND xã Chiềng Lương, thông tin: Bên cạnh việc tập trung phát triển cây ăn quả tại các bản vùng thấp, từ năm 2017 đến nay, xã đã vận động 275 hộ dân tại các bản vùng cao liên kết với Công ty cổ phần Mía đường Sơn La trồng 236 ha mía nguyên liệu. Tham gia liên kết trồng mía, người dân được Công ty hỗ trợ giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thỏa thuận giá thu mua cụ thể. Từ khi trồng mía, thu nhập trên cùng đơn vị diện tích tăng lên so với các loại cây trồng trước.

Thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương, huyện Mai Sơn tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, mở rộng diện tích sản xuất theo quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt và tương đương; chuyển dịch cơ cấu cây trồng phát huy lợi thế các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất; đẩy mạnh lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp liên kết với nông dân trong phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến nông sản; tập trung phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn, đảm bảo ổn định đầu ra cho nông sản của địa phương.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Thời sự - Chính trị -
    Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2025), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 20/4, Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn” tại các khu di tích lịch sử, văn hóa thuộc cụm di tích An toàn khu Định Hóa, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 25-28 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp phía Tây, từ ngày 21/4 bị nén và dịch dần xuống phía Nam bởi bộ phận áp cao lục địa phía Bắc. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có xu hướng hoạt động mạnh dần lên và lấn về phía Tây. Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xyả ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt.
  • 'Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung đông dân cư, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, nên nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn thành phố Sơn La ở mức cao, đặc biệt là mùa nắng nóng. Ngoài triển khai các biện pháp kỹ thuật giảm tổn thất điện năng, Điện lực thành phố Sơn La đẩy mạnh tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
  • 'Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 13/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2025/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193/2025/QH15 ngày 19 tháng 2 năm 2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, gồm 4 chương, 32 điều. Trong đó, quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.
  • 'Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Tối 19-4, tại Quảng trường Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tỉnh Tây Ninh, Đảng ủy Công an Trung ương (Bộ Công an) phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh thực hiện Chương trình nghệ thuật chính luận "Ký ức để lại", nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) và 65 năm thành lập Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam (7-1960 / 7-2025).