Cây chè trên đất Phổng Lập

Từ 6 ha chè trồng thí điểm tại bản Nà Khoang, đến nay, xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu đã mở rộng lên 179 ha tại 6 bản. Cây chè là cây trồng chủ lực, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con.

Mô hình trồng chè của bà con bản Nà Khoang, xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu.

Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Phổng Lập có trên 2.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là đồi núi dốc. Trước đây, nông dân trong xã chỉ trồng cây sắn, ngô, lúa nương, sau nhiều năm canh tác đất bạc màu, năng suất thấp.

Năm 2015, sau khi nghiên cứu, học tập mô hình trồng chè ở xã Phổng Lái, Chiềng Pha, Đảng bộ xã đã ra nghị quyết đưa cây chè vào trồng tại xã. Lồng ghép các chương trình, dự án, xây dựng mô hình để bà con thấy hiệu quả của cây chè. Đồng thời, chỉ đạo các đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi những diện tích cây trồng trên nương kém hiệu quả sang trồng chè. 

Năm 2016, từ nguồn vốn chương trình 135, xã Phổng Lập phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai mô hình trồng thí điểm trồng 6 ha chè giống LPD1 tại bản Nà Khoang, với 15 hộ tham gia. Các hộ dân thực hiện mô hình được hỗ trợ giống, phân bón và tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến chè. Từ việc vận động, tuyên truyền của cấp ủy, chính quyền xã và hiệu quả mô hình hỗ trợ các hộ trồng chè, đến nay, nông dân trong xã đã nhân rộng và phát triển lên 179 ha chè, tập trung tại các bản Nà Ban, Ta Tú, Nà Khoang, Mầu Thái, Pá Sàng, bản Lập.

Ông Lỗ Trường Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Phổng Lập, cho biết: Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xã đã vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Liên kết với Công ty TNHH nông sản Thân Nga, Công ty chè Thu Đan, HTX chè Phỏng Lái để tiêu thụ chè búp tươi cho bà con để chế biến xuất khẩu sản phẩm. Hiện nay, năng suất chè bình quân của xã đạt hơn 5 tấn/ha, sản lượng chè nguyên liệu năm 2022 hơn 850 tấn, với giá thu mua ổn định là 8.000-10.000 đồng/kg búp chè tươi, trừ chi phí thu lãi gần 40 triệu đồng/ha.

 Ông Lường Văn Lấn, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Nà Khoang, cho biết: Bản có 77 hộ. Được cán bộ huyện, xã tuyên truyền, bà con trong bản ủng hộ chủ trương trồng chè của xã, từ 6 ha chè hỗ trợ theo Chương trình 135, đến nay, bản có 32 hộ trồng 23 ha chè, năm 2022 sản lượng chè búp tươi đạt gần 120 tấn, thu nhập gần 1 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với trồng ngô, sắn trước đây. Hiện nay, cả bản còn 13 hộ nghèo.

Nhiều hộ gia đình ở các bản đã có thêm thu nhập ổn định từ cây chè. Ông Lò Văn Hiếu, bản Kẻ, chia sẻ: Năm 2017, tôi đã chuyển 1,5 ha đất trồng ngô, sắn sang trồng chè. Hiện nay, với 1,5 ha chè, thu nhập của gia đình khá ổn định, không lo đói nghèo nữa.

Định hướng phát triển cây chè trong thời gian tới, ông Lỗ Trường Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Phổng Lập, cho biết thêm: Xã đang quy hoạch 23 ha chè nguyên liệu theo tiêu chuẩn VietGAP, và từng bước xây dựng sản phẩm chè thành sản phẩm OCOP của xã. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện triển khai chương trình phát triển chè theo hướng liên kết chuỗi giá trị. Trong đó, thực hiện mô hình hơn 50 ha tại bản Ta Tú, Nà Khoang, các hộ tham gia được hỗ trợ phân bón hữu cơ, tập huấn kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè của bà con.

Cây chè đã bén rễ và phát triển tốt trên vùng đất dốc ở Phổng Lập. Người dân nơi đây tin rằng, đây là cây trồng sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, giúp bà con giảm nghèo bền vững.

Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tuổi trẻ Phù Yên với lá cờ Tổ quốc

    Tuổi trẻ Phù Yên với lá cờ Tổ quốc

    Ảnh -
    Chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Huyện đoàn Phù Yên đã thực hiện trang trí không gian tại tiểu khu 4 với rực rỡ màu cờ Tổ quốc, sách, báo nhằm lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước đến với thế hệ trẻ. Điểm nhấn của không gian là dòng chữ: "Hòa bình có đẹp không em" như lời nhắc nhở thế hệ trẻ ghi nhớ công lao của các thế hệ ông cha đã anh dũng chiến đấu, hy sinh để giành độc lập, thống nhất non sông. Đồng thời, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc.
  • 'Đại sứ quán Australia tại Việt Nam làm việc với Trường Đại học Tây Bắc

    Đại sứ quán Australia tại Việt Nam làm việc với Trường Đại học Tây Bắc

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 22/4, Đoàn công tác của Đại sứ quán Autralia do bà Naomi Cook, Tham tán Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, làm Trưởng đoàn đã làm việc với Trường Đại học Tây Bắc về hoạt động hợp tác với Công ty cổ phần KisStartup trong khuôn khổ Tiểu dự án IDAP, thuộc Dự án GREAT 2 Sơn La.
  • 'Đoàn thanh niên với mô hình “Ba liên kết”: Kỳ 1: Nâng cao vai trò dẫn dắt phong trào

    Đoàn thanh niên với mô hình “Ba liên kết”: Kỳ 1: Nâng cao vai trò dẫn dắt phong trào

    Xã hội -
    Trước yêu cầu chuyển đổi số, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII đã xác định chủ trương “3 liên kết” (liên kết lực lượng, liên kết địa bàn, liên kết cộng đồng) nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp. Tại tỉnh ta, mô hình “Ba liên kết”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và thực chất trong tổ chức các hoạt động Đoàn thanh niên.
  • '“Không gian học tập Hồ Chí Minh” trong trường học

    “Không gian học tập Hồ Chí Minh” trong trường học

    Cụ thể hóa việc học và làm theo Bác, một số trường học trên địa bàn tỉnh đã sáng tạo xây dựng mô hình “Không gian học tập Hồ Chí Minh”, đã mang lại hiệu quả thiết thực, thuận tiện cho việc học tập, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, gắn liền rèn luyện lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học sinh.
  • 'Kiểm tra, giám sát đảm bảo hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi

    Kiểm tra, giám sát đảm bảo hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi

    Xã hội -
    Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo nguồn vốn đến đúng các đối tượng thụ hưởng, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đem lại hiệu quả cao.
  • 'Thúc đẩy phát triển kinh tế số

    Thúc đẩy phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Kinh tế số là một trong trong 3 trụ cột của chương trình chuyển đổi số, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
  • 'Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

    Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

    Thực hiện Công văn số 3987/BTC-CT ngày 31/3/2025 của Bộ Tài chính về chỉ đạo công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh; đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan, triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ thuế điện tử cấp độ 4.0 trong toàn bộ quy trình quản lý; hỗ trợ tra cứu thông tin về nghĩa vụ thuế trên ứng dụng Etax Mobile và đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.