Tháo gỡ rào cản ngôn ngữ cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số ở Chiềng Muôn

Tới vùng cao Chiềng Muôn, xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường La, chúng tôi cảm nhận rõ nỗ lực của đội ngũ giáo viên, cũng như nhận thức của đồng bào các dân tộc khi ngày càng quan tâm việc học của con trẻ, nhất là sự chung tay tháo gỡ rào cản ngôn ngữ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số, giúp trẻ thuận lợi hơn khi tiếp thu kiến thức và tự tin, hòa nhập với những môi trường sinh hoạt chung.

 

Một giờ dạy và học ở Trường Tiểu học và THCS Chiềng Muôn (Mường La).

Hỏi chuyện một nhóm học sinh, được biết các em ở bản Hua Đán, Cát Lình, là những bản đồng bào dân tộc Mông cách xa trung tâm xã. Chỉ đường tới bản Cát Lình, em Giàng Thị Chư, học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học và THCS Chiềng Muôn tự tin tả đường bằng tiếng phổ thông cho chúng tôi. Đúng lúc gặp ông của Chư tới đón, ông Giàng A Sụa chia sẻ: Trước đây, do thói quen nên hầu như mọi người trong gia đình thường giao tiếp với nhau bằng tiếng Mông, tuy nhiên, được các thầy, cô giáo đến vận động, tuyên truyền, chúng tôi đã nói chuyện với con cháu bằng tiếng phổ thông nhiều hơn tại nhà.

Đến bản Nong Quài, bản đồng bào dân tộc La Ha, có mặt tại gia đình chị Lò Thị Lướng đúng lúc chị đang hướng dẫn các con đọc thơ, truyện tranh bằng tiếng Việt. Chị Lướng chia sẻ: Gia đình có một cháu đang học lớp 3 tại Trường Tiểu học và THCS Chiềng Muôn, một cháu 3 tuổi đang học tại Trường Mầm non Chiềng Muôn. Trước đây, các cháu chỉ nói tiếng dân tộc mình. Từ khi tới lớp, được các cô giáo hướng dẫn, các cháu đã nói tiếng phổ thông tốt hơn. Không chỉ chị Lướng, nhiều phụ huynh học sinh khác ở vùng cao Chiềng Muôn đã hiểu rằng, muốn con tiếp thu kiến thức tốt hơn, tự tin giao tiếp, hòa nhập với các bạn cùng trang lứa thì việc trang bị khả năng nghe, nói tiếng Việt là rất quan trọng. Vậy nên, sau mỗi giờ học trên trường, phụ huynh thường chủ động kèm cặp các con, cháu tập đọc, tập viết, kể con nghe các câu chuyện, hát bài hát tiếng phổ thông để các con làm quen và tăng cường vốn từ.

Trao đổi với thầy giáo Nguyễn Ngọc Kiên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Chiềng Muôn, được biết: Triển khai chương trình “Tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số”, Ban Giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể, giao cho các tổ chuyên môn tổ chức, triển khai phương pháp tăng cường tiếng Việt. Theo đó, yêu cầu các giáo viên có phương pháp bồi dưỡng khả năng nghe, nói, viết tiếng Việt cho học sinh trong tất cả các môn học chính khóa; tổ chức tiết học tăng cường tiếng Việt định kỳ 1 tiết/tuần theo tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong các giờ tự học buổi chiều và buổi tối của học sinh bán trú, các giáo viên tranh thủ thời gian để hướng dẫn, kèm cặp những học sinh có khả năng tiếng Việt còn hạn chế; đối với học sinh ở điểm lẻ, giáo viên phụ trách lớp chủ động sắp xếp thời gian, kế hoạch hỗ trợ học sinh ngoài giờ. Bên cạnh đó, Nhà trường còn tổ chức các chương trình giao lưu Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, tổ chức các sân chơi trí tuệ, trò chơi dân gian, ngoại khóa theo chủ đề để học sinh các dân tộc có thêm nhiều cơ hội giao tiếp với nhau, đồng thời rèn luyện sự mạnh dạn và tự tin. Cùng với đó, giáo viên chủ nhiệm chủ động phối hợp với chính quyền các bản để tới gia đình học sinh vận động, tuyên truyền cho phụ huynh về vai trò của tăng cường tiếng Việt, hướng dẫn phụ huynh phương pháp tăng cường tiếng Việt tại nhà cho con em.

Nhờ sự nỗ lực của nhà trường và gia đình trong việc triển khai chương trình tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, đến nay 100% học sinh dân tộc thiểu số Trường Tiểu học và THCS Chiềng Muôn được tăng cường tiếng Việt, năng lực học tập của học sinh từng bước được nâng lên. Năm học 2018 - 2019, toàn trường có 97,9% học sinh tiểu học đạt danh hiệu học sinh hoàn thành nhiệm vụ trở lên; 88,7% học sinh THCS đạt học lực trung bình trở lên; 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học và học sinh lớp 9 đủ điều kiện tốt nghiệp THCS. Việc tự tin giao tiếp tiếng Việt, kết quả học tập nâng lên cũng giúp học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số đã thêm gắn bó với trường, lớp, góp phần đảm bảo duy trì sĩ số, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Năm học 2019 - 2020, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi tiểu học đến trường đạt 100%, cấp THCS đạt 98,7%.

Có thể thấy, chương trình tăng cường tiếng Việt, giúp trẻ em dân tộc thiểu số tháo gỡ rào cản ngôn ngữ ở Chiềng Muôn đã bước đầu đạt những hiệu quả tích cực. Với sự chung tay của cả cộng đồng, tiếng Việt được đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng thường xuyên, song hành với ngôn ngữ các dân tộc, góp phần hỗ trợ hiệu quả hoạt động học tập, giao lưu trong cộng đồng, nhất là việc tiếp cận các kiến thức khoa học kỹ thuật để áp dụng vào thực tiễn sản xuất, xóa đói, giảm nghèo.

Lê Hạnh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/10/2024, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 24, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 401/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.