Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trường Mầm non Nặm Păm

Năm học 2020-2021, Trường Mầm non Nặm Păm (Mường La) có 377 trẻ tại 1 điểm trường trung tâm và 6 điểm trường ở các bản, nhà trường luôn nỗ lực nâng cao chất lượng nuôi dạy, chăm sóc trẻ, tạo được niềm tin với các phụ huynh trên địa bàn.

Giờ học của cô và trò Trường Mầm non Nặm Păm (Mường La).

Năm 2017, sau khi bị thiệt hại do lũ quét, Trường Mầm non Nặm Păm được đầu tư xây dựng lại, với  22 phòng học, 8 phòng chức năng, đáp ứng nhu cầu giáo dục, chăm sóc trẻ. Không gian sân trường rộng, thoáng mát, cùng với khu vui chơi cho trẻ; khu vườn cổ tích ngoài trời; góc địa phương, trưng bày các sản phẩm vật dụng truyền thống của bà con, hay những đồ dùng được tận dụng từ lốp xe được sơn màu... Bên cạnh đó, tại các phòng học đều có đồ dùng học tập, đồ chơi do các cô giáo sáng tạo cắt ghép từ chất liệu như vỏ bia, hộp giấy để phục vụ dạy học bằng hình ảnh trực quan sinh động.

Với mục tiêu chăm sóc trẻ phát triển toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm, đội ngũ giáo viên nhà trường thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nay, 19 cán bộ, giáo viên nhà trường đều đạt chuẩn, trên chuẩn. Nhà trường chú trọng, đổi mới các hoạt động chăm sóc, tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá theo phương châm học mà chơi, chơi mà học, lấy trẻ làm trung tâm. Tích hợp giáo dục đạo đức và hình thành kỹ năng sống, hành vi phù hợp với từng độ tuổi. Theo đó, năm học 2019-2020, chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên, tỷ lệ bé ngoan đạt 96%; bé chuyên cần đạt 97% và bé sạch 95%.

Cô giáo Vũ Thị Thanh Huyền, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: Với 100% trẻ là người dân tộc thiểu số, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tăng cường trải nghiệm, giao tiếp tiếng Việt, giúp các cháu tiếp cận nhanh trong học tập. Đồng thời, lồng ghép các trò chơi vào trong giờ học để giúp trẻ có thêm khả năng tư duy và nhận biết các chữ cái... Từ đó, giúp trẻ phát triển cả về thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, ngôn ngữ.

Bên cạnh công tác dạy học cho trẻ, nhà trường còn triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, khi trẻ đến trường được rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt, duy trì vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh cá nhân ở các nhóm lớp, hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc trẻ và phòng chống dịch bệnh một cách khoa học. Phối hợp với Trạm y tế xã khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm, cân đo, gióng biểu đồ cho các cháu, uống thuốc tẩy giun, uống Vitamin. Theo đó, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cân nặng giảm xuống còn 5,5% và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chiều cao còn 6,4%.

Chị Quàng Thị Xiên, bản Hốc, xã Nặm Păm có con học lớp mẫu giáo lớn tại điểm trường trung tâm, phấn khởi nói: Gửi con vào trường, phụ huynh chúng tôi rất yên tâm vì được các cô giáo chăm sóc, dạy bảo tận tình; cùng với đó cơ sở vật chất, trường lớp khang trang sạch đẹp. Từ đó, chúng tôi có thời gian phát triển kinh tế gia đình, chăm lo cho con cái tốt hơn.

Để làm tốt hơn nữa công tác nuôi dạy, chăm sóc trẻ, trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới, gắn với phương pháp giáo dục cho trẻ 5 tuổi, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, xứng đáng với niềm tin của phụ huynh.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.
  • 'Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có hơn 118.300 hội viên người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ pháp lý miễn phí theo quy định.
  • 'Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động hội viên tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, dân vũ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng gia đình hạnh phúc..., góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thu hút hội viên tham gia phong trào hội.
  • 'Giám đốc năng động trên cao nguyên

    Giám đốc năng động trên cao nguyên

    Gương sáng bản làng -
    Năng động, dám nghĩ, dám làm, hết lòng vì tập thể là những phẩm chất nổi bật của ông Mai Đức Thịnh, Giám đốc HTX Dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5, tổ dân phố Chiềng Đi, phường Vân Sơn. Ông là tấm gương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên vùng đất cao nguyên Mộc Châu.