Mô hình nuôi dế của gia đình chị Mòn

Với gian phòng khoảng 20 m², chị Tòng Thị Mòn, bản Chiềng Tè, thị trấn Ít Ong (Mường La) đã bố trí 7 lồng nuôi dế thương phẩm, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình 10 triệu đồng/tháng.

 

Chị Tòng Thị Mòn, bản Chiềng Tè, thị trấn Ít Ong (Mường La) chăm sóc đàn dế.

 

Trò chuyện với chúng tôi về việc nuôi dế của gia đình, chị Mòn kể: Cuối năm 2019, có một gia đình ở xã Nặm Păm (Mường La) nuôi dế để phục vụ sinh hoạt, nhưng do bận công việc, nên không nuôi nữa và cho gia đình tôi giống dế để nuôi. Biết gia đình tôi nuôi dế, nhiều người trong bản, trong Thị trấn đã tìm đến mua về ăn, với giá bán 200.000 đồng/kg. Nuôi dế không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, chi phí đầu tư nhỏ, có thu nhập thường xuyên, vì vậy tôi đã tăng số lượng nuôi dế lên 7 lồng, hiện nay tôi xuất bán bình quân 25 kg dế/tháng, thu 5 triệu đồng. Ngoài ra, bán trứng dế làm giống cho một số hộ có nhu cầu nuôi được hơn 5 triệu đồng/tháng.

 

Để làm lồng nuôi dế, tôi đã mua mấy thanh gỗ nhỏ đóng thành khung dài 2 m, rộng 1,2 m và cao khoảng 50 cm, sau đó dùng bạt quây xung quanh, phía trên dùng vải màn che cho thông khí và để dế không bò ra ngoài. Bên trong lồng, đặt những miếng xốp hình lồi lõm, giống như làm tổ cho dế. Thức ăn cho dế là một số loại lá cây trong vườn, như: Lá đu đủ, sắn, khoai lang, rau bí, cám gạo, ngô... mỗi ngày cho ăn 3 lần, chi phí thức ăn khoảng 5 triệu đồng/năm. Để dế lớn nhanh, không bị bệnh, cần tránh cho ăn lá còn ướt, nếu thời tiết nóng, phun sương nhẹ cho mát. Ngoài ra, khoảng 3-4 ngày  dọn vệ sinh lồng một lần.

 

Theo chị Mòn, trong quá trình nuôi cần nắm bắt được giai đoạn dế đẻ trứng. Khi đó, dùng khay cát sạch trộn ít mùn cưa dày khoảng 2 cm đặt vào trong lồng cho dế đẻ, sau mỗi đêm lấy máng trứng ra đặt ở nơi có nhiệt độ ấm, hằng ngày phun sương từ 2-3 lần kích thích trứng nở. Sau 5 ngày trứng nở, dế non sẽ tự bò ra, tách dế vào lồng, rồi cho rau non hoặc bột cám ngô, cám gạo để dế ăn, sau 45 ngày dế trưởng thành xuất bán được.

 

Thịt dế giàu chất đạm, canxi, cách chế biến đơn giản, có thể xào với măng chua hoặc rang giòn kèm gia vị xả, ớt, lá chanh, tỏi, thêm ít nước chua. Món dế rang thường có trong thực đơn các nhà hàng trên địa bàn.

 

Cùng với nuôi dế thương phẩm bán ra thị trường, chị Mòn còn cung cấp giống và chia sẻ kinh nghiệm nuôi dế cho trên 20 hộ dân trên địa bàn đến học. Việc nuôi dế đã giúp gia đình chị Mòn ổn định cuộc sống. Hiện chị đã có kế hoạch tăng lên 20 lồng nuôi dế, để đáp ứng nhu cầu dế thương phẩm cho thị trường.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.