Giải quyết dứt điểm những vấn đề liên quan đến các hộ dân TĐC thủy điện Sơn La

Để phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, huyện Mường La đã di chuyển 3.549 hộ dân, với 16.175 nhân khẩu, thu hồi 18.114 ha đất; xây dựng 49 điểm tái định cư. Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư được thực hiện đúng các quy định hiện hành, bảo đảm ổn định đời sống của các hộ TĐC tại nơi ở mới. Tuy nhiên, những năm qua, một số hộ dân quay lại nơi ở cũ sinh sống, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai và quản lý các hộ dân.

 

27 hộ di dân TĐC quay về nơi ở cũ tại khu Tát Pát, thị trấn Ít Ong (Mường La).

 

Theo thống kê, Mường La hiện có 169 hộ, với 735 nhân khẩu quay về sinh sống tại Tát Pát, bản Giạng (cũ), thị trấn Ít Ong và các xã: Chiềng Lao, Pi Toong, Nậm Giôn, Tạ Bú. Các hộ sinh sống trên diện tích đất đã giao cho các tổ chức, huyện quản lý; đất hành lang giao thông; đất bảo vệ Nhà máy thủy điện Sơn La.

Trong số các hộ trên còn 42 hộ chưa nhận đủ chế độ, chính sách TĐC, với tổng số tiền hơn 3,2 tỷ đồng. Lý do chưa chi trả là do các hộ quay về nơi ở cũ trước thời điểm chi trả hoặc vận động quay về sinh sống tại điểm TĐC để nhận tiền hỗ trợ, nhưng không đồng thuận. Lý do các hộ trên nêu ra khi quay trở về nơi ở cũ là không quen với tập quán nơi ở mới; sau tái định cư gặp khó khăn trong sản xuất. Bên cạnh đó, các xã, các đơn vị được Nhà nước giao sử dụng đất quản lý không chặt chẽ, không có biện pháp giải quyết kịp thời khi người dân quay trở về... Những năm qua, huyện Mường La đã thành lập các tổ công tác nhằm chỉ đạo giải quyết tình trạng này, trong đó tổ chức các hội nghị đối thoại trực tiếp để vận động bà con quay trở về điểm TĐC, nhưng hiện nay các hộ dân vẫn chưa đồng ý.

Từ năm 2003, điểm Tát Pát (thị trấn Ít Ong) có 27 hộ, với 98 nhân khẩu từ điểm TĐC xã Tân Lập (Mộc Châu) quay trở về. Ông Lường Văn Lánh, một trong số hộ dân quay về, cho biết: Thực hiện công tác di dân TĐC để xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La, gia đình tôi và bà con trong bản đã về TĐC tại xã Tân Lập, được giao đất sản xuất và nhà ở. Do không thích nghi nơi ở mới, năm 2006, gia đình tôi đã quay lại nơi ở cũ...

Còn tại điểm bản Giạng cũ, có 44 hộ, 192 nhân khẩu từ điểm TĐC bản Nà Nhụng, xã Mường Chùm quay về từ năm 2009, định cư trên 54,6 ha đất đã được giao cho Công ty cổ phần Tuấn Đạt và Công ty cổ phần Cao su Sơn La. Các hộ dựng nhà ở, mở hàng quán buôn bán sinh sống.

Ông Trần Hải Sơn, Chủ tịch UBND thị trấn Ít Ong, thông tin: Bà con quay lại nơi ở cũ đã lâu, đất ở và đất sản xuất không ổn định. Tuy nhiên, thị trấn vẫn quản lý về con người, đảm bảo công tác an ninh trật tự trên địa bàn, cam kết không để phát sinh thêm hộ mới quay về; tạo điều kiện cho con các hộ được đi học... Song, bà con không được hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất, cây, con giống, nông cụ sản xuất... vì không có hộ khẩu thuộc địa bàn.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Bắc, Chủ tịch UBND huyện Mường La về tháo gỡ khó khăn, ổn định đời sống cho các hộ TĐC quay về nơi ở cũ, ông Bắc cho biết: Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, huyện đã thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn, ổn định đời sống cho các hộ TĐC quay về nơi ở cũ. Quản lý chặt địa bàn không để phát sinh hộ mới quay về. Theo kế hoạch, cuối năm 2021, sẽ tiến hành tháo gỡ khó khăn cho 68 hộ thuộc các điểm xã Nậm Giôn, Tạ Bú và khu Tát Pát (thị trấn Ít Ong), cùng một số hộ ở xã Chiềng Lao. Năm 2022, tiếp tục giải quyết cho 101 hộ thuộc xã Pi Toong, Chiềng Lao, bản Giạng.

Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp với các tổ chức đoàn thể, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân đăng ký thường trú; cam kết với các hộ quay trở về không thuộc đối tượng được hưởng các chế độ chính sách theo dự án di dân TĐC thủy điện Sơn La. Tiến hành thu hồi đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đúng quy định và giải quyết dứt điểm tranh chấp đất giữa các hộ dân sở tại và hộ dân quay về nơi ở cũ. Với quan điểm là giải quyết hợp tình, hợp lý, giúp các hộ ổn định đời sống, nhưng cũng bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).