Độc đáo Lễ hội Pang A của người La Ha

Lễ hội Pang A của dân tộc La Ha (Mường La), là nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo được tổ chức để cầu cho mùa màng tươi tốt, con người có sức khỏe, cầu may mắn cho dân bản và bày tỏ lòng cảm tạ thần linh, cùng các thầy lang có công bảo vệ dân bản. Lễ hội là nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc La Ha.

 

Múa khăn quanh xặng bók.

 

Dân tộc La Ha hiện sinh sống ở 18 bản, thuộc 10 xã của huyện Mường La, với 1.022 hộ. Đây là dân tộc ít người, vẫn lưu giữ Lễ hội Pang A khá độc đáo, với phần lễ và phần hội đan xen đã hình thành từ lâu đời và duy trì đến ngày nay. Ở phần lễ, thầy cúng mời các vị tổ tiên, các vị thần linh về dự lễ, hưởng lộc của các con nuôi (là những người được thầy cúng chữa cho khỏi bệnh) và phù hộ cho người dân luôn khỏe mạnh, ít ốm đau... Ở phần hội, bao gồm các điệu múa gần gũi với cuộc sống hằng ngày, mang đậm bản sắc dân tộc, phản ánh các hoạt động lao động sản xuất, ước nguyện các vị thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, bản làng không xảy ra tai ương dịch họa, dòng tộc phát triển hạnh phúc...

Lễ hội được tổ chức vào cuối tháng 3, hoặc đầu tháng 4 dương lịch hằng năm. Quy mô Lễ hội Pang A tùy thuộc vào từng thầy cúng. Nếu thầy cúng có nhiều năm hành nghề, có số lượng con nuôi đông, quy mô lễ hội lớn, người trong gia đình, trong bản, trong xã hay trong huyện hoặc các nơi khác đều có thể tham gia. Các thầy cúng mới hành nghề, có số lượng con nuôi ít, quy mô nhỏ hơn. Thời gian diễn ra lễ hội từ 1 đến 1,5 ngày, tùy thuộc vào số lượng con nuôi đến làm lễ.

Khi chọn được ngày đẹp, những người trong gia đình sẽ báo các con nuôi, họ hàng ở xa và bà con dân bản đến dự lễ hội. Trong lễ cúng không thiếu cây xặng bók. Cây xặng bók được dựng ở giữa nhà, bao gồm cây tre, chuối và cây mía buộc vào nhau, cao đến nóc nhà. Trên xặng bók được cài trang trí dải hoa vải, hình con ve, quả còn, chim cu, hoa ban, hoa mạ, kiếm, lá chắn, cày, bừa làm bằng gỗ... Lễ cúng có hai nội dung, cúng hồn chủ nhà để hồn vía không bị thất lạc và cúng mời thần linh về dự lễ (đây là lễ cúng chính). Ở phần hội, mọi người múa tăng bu trong âm thanh rộn ràng, sôi động và lần lượt cho các con nuôi vào dâng lễ vật cho thầy cúng. Trong lúc thầy cúng làm lễ, các con nuôi cùng mọi người đến dự quàng khăn múa trên cổ, hai tay cầm hai đầu khăn đi xung quanh cây xặng bók theo nhịp gõ của tăng bu. Lễ hội kết thúc bằng việc dâng mâm lễ tiễn đưa thần linh về trời. Sau bữa cơm chiều, những người tham gia tiếp tục thi uống rượu cần và múa tăng bu cho đến sáng.

Lễ hội Pang A là nét văn hoá đặc trưng của dân tộc La Ha. Đây cũng là dịp để những người dân trong bản, trong xã gặp nhau để dâng lễ vật tỏ lòng cảm tạ người cha nuôi; trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cách chữa bệnh. Chính với nét độc đáo đó, năm 2020, Lễ hội Pang A đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với huyện Mường La tổ chức phục dựng bảo tồn tại một số bản có người La Ha sinh sống, nhằm bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của người dân tộc thiểu số.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5

    Trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5

    Xây dựng Đảng -
    Ngày 13/5, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã trao Huy hiệu Đảng cho đảng viên tại Đảng bộ huyện Thuận Châu.
  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra việc thực hiện Đề án 666 tại Yên Châu

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra việc thực hiện Đề án 666 tại Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 13/5, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác đã kiểm tra thực địa việc thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La giai đoạn 2026-2030 (Đề án 666) và nắm tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 14/5/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 14/5/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa Nam lưỡi áp cao lục địa có cường độ suy yếu, kết hợp với rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 25-28 độ vĩ Bắc. Từ chiều tối ngày 14/5, kết hợp với vùng hội tụ gió trên mực 1.500-3.000m. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới tiếp tục có xu hướng lấn dần về phía Tây. Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng.
  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thực địa việc thực hiện Đề án 666 tại thị xã Mộc Châu

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thực địa việc thực hiện Đề án 666 tại thị xã Mộc Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 13/5, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra thực địa việc thực hiện Đề án 666 về ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La giai đoạn 2026-2030, tại xã Tân Yên, thị xã Mộc Châu. Tham gia đoàn có đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Phê duyệt điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

    Phê duyệt điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã ban hành Nghị quyết số 491/NQ-HĐND về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 372/NQ-HĐND ngày 29/8/2024 của HĐND tỉnh đối với dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình giao thông thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.