Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân bản Đông Xuông

Những năm gần đây, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung của Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp và cấp nước sinh hoạt Ngọc Chiến, bản Đông Xuông, xã Ngọc Chiến (Mường La) quản lý, vận hành đã cung cấp nguồn nước sinh hoạt ổn định cho hơn 300 hộ dân khu vực trung tâm xã, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

 

Thành viên HTX kiểm tra việc vệ sinh bể lọc nước.

 

Năm 2005, từ Chương trình 135, bản Đông Xuông được đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, gồm hệ thống 7km đường ống dẫn nước từ đầu nguồn trên núi Huổi Đa về bản và bể chứa 70m³, cung cấp nước cho 170 hộ dân. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, công trình xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước, khiến người dân thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Đa số các hộ dân phải sử dụng nguồn nước mưa, nước mó, giếng khoan mạch nông, nên chất lượng nước không đảm bảo. Đặc biệt, vào mùa khô, nguồn nước cạn kiệt, người dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

 

Trước thực tế trên, tháng 11/2017, anh Lò Văn Lôn, bản Đông Xuông đã đứng ra vận động thành lập HTX Dịch vụ tổng hợp và cấp nước sinh hoạt Ngọc Chiến, với 7 thành viên. HTX ký kết thầu quản lý, vận hành, bảo dưỡng với Ban Quản lý bản Đông Xuông, với mức phí 20 triệu đồng/năm. Sau khi ký kết, HTX đầu tư hơn 50 triệu đồng mua thêm đường ống dẫn nước, tu sửa, xây thêm một bể chứa 300m³. Nước được bán với giá 3.000 đồng/m3; từ nguồn thu này, HTX trả lương cho các thành viên HTX thực hiện duy trì sửa chữa, bảo dưỡng và vệ sinh bể chứa nước. Anh Lò Văn Lôn cho biết: Từ khi nhận bàn giao quản lý và vận hành đến nay, HTX theo dõi định kỳ hằng tháng; có kế hoạch sửa chữa những đoạn ống dẫn nước kém chất lượng. Công trình hoạt động hiệu quả đã góp phần đảm bảo cung cấp nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân, không còn tình trạng thiếu nước vào mùa khô. Còn ông Lèo Văn Liêm phấn khởi: Trước đây, gia đình tôi thường sử dụng nước từ các khe suối, mó nước gần bản; mùa mưa nước đục không đảm bảo vệ sinh, mùa khô lại thiếu nước sinh hoạt. Từ khi HTX đầu tư nâng cấp công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh, gia đình tôi có nước sạch sử dụng, đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình kinh doanh.

 

Theo ông Quàng Văn Hồng, Trưởng bản Đông Xuông, từ khi công trình đưa vào sử dụng, Ban Quản lý bản phối hợp với HTX tăng cường bảo vệ khu đầu nguồn nước và đường ống. Trong đó, đưa nội dung bảo vệ công trình nước sạch vào hương ước, quy ước của bản để bà con thống nhất thực hiện. Bên cạnh đó, vận động nhân dân bảo vệ rừng đầu nguồn, thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi, tránh làm ảnh hưởng đến nguồn nước.

 

Có thể thấy, việc giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã giúp bà con bản Đông Xuông yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Thời gian tới, HTX Dịch vụ tổng hợp và Cấp nước sinh hoạt Ngọc Chiến tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, ký kết thầu, quản lý thêm các công trình nước sạch khác do các bản quản lý. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân tham gia bảo vệ công trình cấp nước sạch.

Hạnh Vi
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.
  • 'Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có hơn 118.300 hội viên người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ pháp lý miễn phí theo quy định.
  • 'Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động hội viên tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, dân vũ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng gia đình hạnh phúc..., góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thu hút hội viên tham gia phong trào hội.
  • 'Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Ảnh -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và phương châm “3 bám, 4 cùng”, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã duy trì, 26 mô hình “Dân vận khéo” thuộc các lĩnh vực về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tiêu biểu, như: “Con nuôi Đồn Biên phòng”, “Nâng bước em tới trường”, “Tự chủ, tự quản đường biên cột mốc”, “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Tiếng loa biên phòng”, “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”,… Mỗi mô hình có một cách làm hay và sáng tạo, tính khả thi cao, lan tỏa trên tuyến biên giới, góp phần khơi dậy niềm tin, tình cảm đoàn kết máu thịt quân dân, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh.