Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Chiềng Lao phát triển chăn nuôi gia súc

Cùng với đẩy mạnh phát triển cây ăn quả, nuôi cá lồng, những năm qua, xã Chiềng Lao (Mường La) còn tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng lợi thế 13.000 ha đất đồi, phiêng bãi để phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa, tạo sinh kế lâu dài, bền vững để người dân tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Mô hình nuôi bò nhốt chuồng của gia đình anh Lò Văn Sinh, bản Lếch, xã Chiềng Lao (Mường La).

 

Xã Chiềng Lao có 18 bản, với 2.166 hộ dân. Trước đây, bà con chủ yếu nuôi gia súc để lấy sức kéo, nên quy mô nhỏ, hiệu quả chưa cao. Để phát triển chăn nuôi gia súc làm hàng hóa, xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển từ chăn nuôi thả rông sang khoanh nuôi, nuôi nhốt chuồng; tận dụng những khoảng đất trống, đất dốc, bạc màu để trồng hơn 50 ha cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi. Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tiêm vắcxin phòng bệnh định kỳ cho đàn vật nuôi; vệ sinh chuồng trại; hướng dẫn nông dân xây bể ủ cỏ để dự trữ thức ăn trong mùa đông và mùa khô hạn; chăm sóc vỗ béo gia súc lấy thịt; nuôi trâu bò sinh sản để nhân số lượng đàn, cải tạo giống chất lượng cao... Năm 2020, xã đã tiếp nhận 63 con bò cái sinh sản từ Chương trình 135 hỗ trợ cho 63 hộ nghèo; tạo điều kiện cho 1.354 hộ dân vay trên 45 tỷ đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội. Hiện nay, toàn xã có 7.900 con gia súc, trong đó, 4.100 con trâu, bò; 2.100 con lợn; 1.700 con dê...

Nhiều hộ dân trên địa bàn đã chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi với số lượng lớn; tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp như: Ngô, chuối, rơm rạ... làm nguồn thức ăn, nhờ vậy đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Tiêu biểu như gia đình anh Lò Văn Toàn, bản Lếch, năm 2008 nuôi 8 con bò, sau đó vay thêm vốn của người thân mua bò về nuôi và đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại, trồng 1ha cỏ voi, xây bể ủ cỏ... Đến nay, đàn bò của gia đình anh thường xuyên duy trì từ 15- 20 con. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh Toàn còn thu mua bò thương phẩm của các hộ trong xã để xuất bán ra thị trường trong huyện, ngoài huyện. Từ năm 2019 đến nay, gia đình anh bán hơn 100 con bò, thu lãi gần 200 triệu đồng.

Anh Quàng Văn Bun, bản Nhạp (Chiềng Lao) cho biết: Cùng với số tiền tiết kiệm của gia đình, tôi vay Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 50 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua 5 cặp dê giống để nuôi. Đến năm 2019, gia đình tôi mở rộng quy mô chăn nuôi, với hơn 100 con dê, mỗi năm đàn dê đẻ được 50- 60 con. Bình quân một năm thu lãi từ 200- 250 triệu đồng từ bán dê giống và dê thịt. 

Với hiệu quả kinh tế cao, chăn nuôi gia súc đã trở thành là một trong 3 hướng đi mũi nhọn trong phát triển kinh tế của người dân xã Chiềng Lao, góp phần nâng cao mức sống và từng bước thoát nghèo bền vững.

Thủy Tiên
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.
  • 'Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có hơn 118.300 hội viên người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ pháp lý miễn phí theo quy định.
  • 'Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động hội viên tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, dân vũ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng gia đình hạnh phúc..., góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thu hút hội viên tham gia phong trào hội.
  • 'Giám đốc năng động trên cao nguyên

    Giám đốc năng động trên cao nguyên

    Gương sáng bản làng -
    Năng động, dám nghĩ, dám làm, hết lòng vì tập thể là những phẩm chất nổi bật của ông Mai Đức Thịnh, Giám đốc HTX Dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5, tổ dân phố Chiềng Đi, phường Vân Sơn. Ông là tấm gương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên vùng đất cao nguyên Mộc Châu.