Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Cát Lình giữ rừng thêm xanh

Nhờ tích cực tuyên truyền, vận động và thực hiện tốt việc giao đất giao rừng cho cộng đồng bản, các hộ gia đình quản lý, bảo vệ, nhiều năm nay, toàn bộ diện tích rừng tự nhiên của bản Cát Lình, xã Chiềng Muôn (Mường La) được bảo vệ tốt, không xảy ra cháy rừng, hay lấn chiếm đất rừng làm nương.

Tổ bảo vệ rừng bản Cát Lình, xã Chiềng Muôn (Mường La) gắn biển cấm chặt cây và tuyên truyền bảo vệ rừng.

Đến Cát Lình, chúng tôi được “thưởng ngoạn” bức tranh thiên nhiên với những cánh rừng tự nhiên xanh ngút ngàn, những ruộng lúa bậc thang đang chín vàng, những nếp nhà gỗ truyền thống của đồng bào dân tộc Mông nằm thấp thoáng lưng chừng đồi. Bản Cát Lình có 47 hộ, hơn 260 khẩu, bản có hơn 1.840 ha rừng tự nhiên, trong đó 1.710 ha được giao cho cộng đồng bản và 130 ha giao 18 hộ dân bảo vệ.

Bản đã thành lập tổ bảo vệ rừng gồm 22 người, do trưởng bản làm tổ trưởng, có nhiệm vụ tuyên truyền công tác bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; quy định cụ thể việc lấy củi, hái măng trong quy ước của bản, nếu ai vi phạm tùy theo mức độ có hình thức phạt thích đáng. Hàng năm, Ban quản lý bản mời cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn về tuyên truyền lợi ích từ rừng cho bà con trong bản; hướng dẫn người dân đốt dọn thực bì trên nương, đảm bảo lửa không cháy lan vào rừng; khuyến cáo không sử dụng lửa bắt ong trong rừng... Nhờ vậy, ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng cao, nhiều năm nay, bản Cát Lình không xảy ra cháy rừng.

Theo Tổ bảo vệ rừng đi tuần tra những cánh rừng, ông Hàng A Ký, Trưởng bản chia sẻ: Rừng ở Cát Lình còn khoảng 1.000 cây gỗ quý, gỗ lớn, như pơ mu, chò chỉ, chai, sâng lụa, thộ lộ... có đường kính từ 50 cm trở lên; có cây đường kính đến 1,5 m; cùng các loại động vật hoang dã, như khỉ, lợn rừng, sóc bay, sóc bụng đỏ, gà rừng... Từ năm 2010, bản Cát Lình được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho cộng đồng bản và các hộ gia đình từ 800 triệu đồng đến 1,1 tỷ đồng/năm. Nhiều gia đình trong bản còn tận dụng bìa rừng trồng cỏ làm thức ăn cho đàn gia súc, trồng thêm cây thảo quả để tăng thêm thu nhập. Đối với người dân bản Cát Lình, rừng còn là một di sản quý mà cha ông để lại, nguồn lợi sẵn có từ rừng như các loại cây làm thuốc, măng các loại... phần nào giúp cuộc sống của bà con bớt khó khăn. Vì vậy, người dân trân trọng và bảo vệ màu xanh của những cánh rừng nơi đây.

Đến thăm khu rừng do gia đình ông Hàng A Sang quản lý, không khí trong lành, xung quanh là những cây thộ lộ to, cao vút được chăm sóc, bảo vệ tốt, chúng tôi thấy một cây si nhựa to đến 2 - 3 người ôm, cao chừng 25 - 30 m. Đây là gốc cây to nhất khu rừng, bộ rễ nổi dài hàng mét bám chặt vào đất, có lẽ cây đã được hàng trăm năm tuổi. Ông Sang nói: Gia đình tôi được giao bảo vệ, chăm sóc 22,7 ha rừng. Hàng năm, gia đình được chi trả gần 16 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Ngoài ra, còn được phép lấy tre từ rừng, lấy củi từ những cây khô, thu hái măng và cây thuốc nam. Đặc biệt, từ 2012, gia đình tôi trồng 6 ha cây thảo quả dưới tán rừng, mỗi năm thu hơn 8 tấn thảo quả tươi, bán với giá từ 15 - 18 nghìn đồng/kg, thu trên 130 triệu đồng. Các thành viên trong gia đình tôi đều hiểu được nguồn lợi từ rừng mang lại nên có ý thức cao trong việc bảo vệ rừng.

Còn anh Hàng A Lệnh phấn khởi: Gia đình tôi trồng 3 ha thảo quả dưới tán rừng, mỗi năm thu được 4 tấn quả tươi, cùng với việc tận dụng tán rừng trồng cỏ voi phục vụ chăn nuôi 4 con trâu, bò sinh sản, nên mỗi năm gia đình tôi thu trên 120 triệu đồng.

Với sự đồng lòng, ý thức cao trong việc quản lý, bảo vệ rừng của nhân dân, tin rằng, rừng ở bản Cát Lình sẽ luôn xanh tốt, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước cung cấp cho các hộ dân trong bản, chống lũ quét, lũ ống và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nơi đây.

Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Thời sự - Chính trị -
    Brazil cách Việt Nam nửa vòng Trái đất. Bay thẳng từ Hà Nội tới thành phố Rio de Janeiro mất 25 tiếng kể cả dừng kỹ thuật giữa chặng, nhưng sự mệt mỏi dường như tan biến khi những người bạn Brazil đã dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm, thân tình.
  • 'Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và những giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư và ban hành các chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch -
    Cách trung tâm xã Mường Cơi hơn 15 km, hồ Suối Chiếu, mùa này nước xanh ngắt giữa những dãy núi bao quanh, vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, đầy cuốn hút, ngày càng nhiều du khách tìm đến trải nghiệm, khám phá.
  • 'Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này, tuyến đường nội bản được đổ bê tông sạch đẹp, có hệ thống đèn chiếu sáng; hai bên là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang và đồi chè, vườn cây ăn quả xanh mướt, minh chứng cho cuộc sống no ấm của nhân dân.
  • 'Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Cải cách hành chính -
    Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Năm 2024, chỉ số PAPI tỉnh Sơn La được 43,8876 điểm, tăng 1,4291 điểm so với năm 2023; đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc so với năm 2023.
  • 'Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Khoa Giáo -
    Ứng dụng “Tra cứu địa chí Sơn La - Sonla.wiki” do các em học sinh Trường THCS Nguyễn Cảnh Toàn và Trường Tiểu học - THCS Chiềng Pằn, xã Yên Châu triển khai thực hiện, giúp người dùng tra cứu thông tin về Sơn La qua website và điện thoại thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Sáng kiến đã đoạt giải nhì Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS tỉnh Sơn La năm 2024.
  • 'Mai Tiên không ma túy

    Mai Tiên không ma túy

    An ninh trật tự -
    Thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nhất là trong đấu tranh với tệ nạn ma túy, Ban quản lý bản Mai Tiên, xã Chiềng Mung đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong phát giác, tố giác tội phạm, ngăn chặn ma túy xâm nhập vào địa bàn. Nhờ đó, Bản Mai Tiên có 15 năm liên tục giữ vững danh hiệu “Bản không ma túy”.
  • 'Hoạt động của hệ thống chính trị ở Sông Mã thông suốt

    Hoạt động của hệ thống chính trị ở Sông Mã thông suốt

    Xã hội -
    Xã Sông Mã được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Sông Mã và xã Nà Nghịu cũ, với tổng diện tích 105,99 km², dân số hơn 26.000 người. Sau hơn một tuần vận hành theo mô hình mới, xã đã chủ động tổ chức bộ máy, vận hành đồng bộ, đảm bảo hoạt động hành chính công diễn ra thông suốt, tạo thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp.