Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Cách trung tâm thị trấn Ít Ong (Mường La) khoảng 5 km, chúng tôi đến trang trại rộng hơn 4 ha của gia đình anh Quàng Văn Ngọc, Bí thư Chi đoàn tiểu khu Phiêng Tìn, thị trấn Ít Ong, với mô hình ao - chuồng - trại, cho thu nhập bình quân trên 200 triệu đồng/năm.

 

Anh Quàng Văn Ngọc chăm sóc vườn cây ăn quả.

Tốt nghiệp THPT năm 2013, anh Ngọc ở nhà phụ giúp bố mẹ phát triển kinh tế gia đình. Để tìm được hướng đi hiệu quả, anh đã đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình kinh tế ở các huyện: Mai Sơn, Phù Yên, Yên Châu… tham khảo thêm từ sách, báo, tivi, mạng internet… Năm 2017, với gần 5 triệu đồng, anh mua cành nhãn giống chín muộn từ huyện Mai Sơn và ghép trên 200 gốc nhãn địa phương của gia đình; chuyển đổi gần 4 ha trồng ngô, sắn kém hiệu quả sang trồng trên 500 gốc chuối. Gần 3 năm sau, vườn cây cho thu hoạch khoảng 3 tấn nhãn quả, 10 tấn chuối tây. Năm 2018, gia đình anh được huyện hỗ trợ trồng 100 gốc xoài Đài Loan từ nguồn hỗ trợ sản xuất do ảnh hưởng của thiên tai. Anh Ngọc còn đầu tư hơn 30 triệu đồng mua 200 gốc me Thái và 300 gốc thanh long trồng xen ghép với nhãn và chuối. Do chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn cây sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra, còn đầu tư chăn nuôi hơn 100 con gia cầm và trên 100 con chim bồ câu, ngoài phục vụ sinh hoạt hằng ngày, anh bán ra thị trường để tăng thêm thu nhập.

Anh Ngọc chia sẻ: Với lợi thế có dòng suối Phiêng Tìn chảy qua khu vườn; ngôi nhà sàn vừa hoàn thành cuối năm 2019; cùng 2 ao cá rộng hơn 2.000 m² thả các loại cá: Rô phi, chép, trắm, trôi…, gia đình tôi mở dịch vụ phục vụ du khách đến trải nghiệm câu cá, nghỉ ngơi và ăn uống. Thời gian tới, gia đình sẽ nghiên cứu cải tạo vườn tạp, phát triển theo hướng dịch vụ du lịch sinh thái.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Quàng Văn Ngọc còn là Bí thư chi đoàn nhiệt tình, trách nhiệm. Trong các buổi sinh hoạt Chi đoàn, anh cùng Ban Chấp hành vận động đoàn viên tham gia phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng; kêu gọi đóng góp quỹ làm nguồn vốn cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn vay phát triển kinh tế. Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hướng dẫn ĐVTN khởi nghiệp; vận động đoàn viên chuyển đổi diện tích cây trồng năng suất thấp sang trồng cây ăn quả; hướng dẫn cách chăm sóc cây trồng. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao thu hút ĐVTN trong bản tham gia. Anh Ngọc xứng đáng là tấm gương sáng cho các ĐVTN trong bản, trong xã học tập và làm theo.

Hạnh Vi
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.
  • 'Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có hơn 118.300 hội viên người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ pháp lý miễn phí theo quy định.
  • 'Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động hội viên tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, dân vũ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng gia đình hạnh phúc..., góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thu hút hội viên tham gia phong trào hội.
  • 'Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Ảnh -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và phương châm “3 bám, 4 cùng”, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã duy trì, 26 mô hình “Dân vận khéo” thuộc các lĩnh vực về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tiêu biểu, như: “Con nuôi Đồn Biên phòng”, “Nâng bước em tới trường”, “Tự chủ, tự quản đường biên cột mốc”, “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Tiếng loa biên phòng”, “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”,… Mỗi mô hình có một cách làm hay và sáng tạo, tính khả thi cao, lan tỏa trên tuyến biên giới, góp phần khơi dậy niềm tin, tình cảm đoàn kết máu thịt quân dân, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh.