Sớm đầu tư đường điện cho người dân

Theo phản ánh của các hộ dân xóm Vật Tư (bản Cò Nòi, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn), đã hơn 20 năm qua, người dân nơi đây phải tự bỏ tiền dựng cột điện tạm, kéo dây điện, dùng chung công tơ tổng..., vừa gây mất an toàn khi sử dụng, vừa làm hao tổn điện năng.

 

Người dân xóm Vật Tư, bản Cò Nòi (Mai Sơn) sử dụng cọc tre làm cột điện.

 

Ông Lò Văn Hùng, xóm Vật Tư (bản Cò Nòi, xã Cò Nòi), cho biết: Năm 2000, điện lưới quốc gia được kéo về bản Cò Nòi. Khi đó, dự án đầu tư đường điện chủ yếu được xây dựng dọc quốc lộ 6 và các nhánh rẽ tập trung đông dân cư. 6 hộ dân của xóm Vật Tư nằm cách xa vị trí cột cuối cột hạ thế trạm biến áp Cò Nòi 3 khoảng 250 m, nên chưa được cấp điện.

Với mong muốn được sử dụng điện, giữa năm 2000, các hộ đã thống nhất đầu tư đường điện để 6 hộ dùng chung và ủy quyền cho ông Lò Văn Hùng (sau này là ông Lò Văn Thanh con trai ông Hùng tiếp quản) đại diện ký hợp đồng mua bán điện với Điện lực Mai Sơn với hình thức mua điện qua công tơ tổng, kéo đường dây điện từ cột hạ thế cuối cùng thuộc trạm biến áp Cò Nòi 3, nằm cạnh quốc lộ 6 vào xóm.

Toàn bộ chi phí vật tư, nhân công sau công tơ tổng khoảng 50 triệu đồng, do 6 hộ đóng góp. Thời điểm đó, mức đóng góp như vậy là lớn so với hoàn cảnh kinh tế của các hộ, nên ông Lò Văn Hùng đã đứng ra vay ngân hàng, hỗ trợ các hộ trong xóm kéo điện và được các hộ trả dần từng năm. Căn cứ vào hóa đơn tiền điện (được tính toán định mức cho 6 hộ theo quy định) và sản lượng điện tiêu thụ trên công tơ của từng hộ hàng tháng để chia cho các hộ. Sau này, số hộ trong xóm tăng lên, có thời điểm, số hộ kéo điện từ công tơ tổng lên tới 16 hộ.

Anh Lò Văn Thanh phản ánh: Dùng chung công tơ điện với các hộ khác rất bất tiện, bởi phải thanh toán chung công tơ tổng, sau đó, phải thu lại tiền theo công tơ riêng của các hộ. Từ đường dây chính nối với công tơ tổng về xóm, các hộ tự mua công tơ và dây kéo về nhà mình. Do thời gian sử dụng lâu, hao phí điện năng tăng, nên người dân thắc mắc dùng ít mà vẫn mất tới 500-700 nghìn đồng/tháng. Mặt khác, đường dây điện đã cũ, số lượng thiết bị điện trong nhà các hộ tăng lên, hay bị quá tải, khi sử dụng máy sản xuất nông nghiệp bị sụt điện, ảnh hưởng tuổi thọ của thiết bị. Gia đình tôi hiện đã tách ra, kéo điện sử dụng công tơ riêng và ký hợp đồng mua bán với Điện lực Mai Sơn. Gia đình muốn bàn giao công tơ chung cho hộ khác đảm nhận nhưng chưa có hộ nào đứng ra nhận.

Hiện, đã có 8/16 hộ đã bỏ tiền mua vật tư và thuê nhân công kéo đường dây riêng với chi phí khoảng từ 5-12 triệu đồng/hộ (tùy vào khoảng cách) và ký hợp đồng mua bán điện trực tiếp với Điện lực Mai Sơn. Tuy nhiên, đường điện do các hộ tự kéo cũng không đảm bảo an toàn; đường điện của các hộ khó khăn vẫn phải sử dụng chung công tơ tổng đã xuống cấp nghiêm trọng, có nhiều hệ thống dây điện đan xen, kéo từ ngoài quốc lộ vào và hệ thống cột tạm bằng tre, gỗ, sắt... tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn.

Ông Phạm Bá Tính, Chủ tịch UBND xã Cò Nòi, cho biết: Khi số hộ trong xóm tăng lên, người dân đã kiến nghị lên UBND xã, mong muốn được kéo điện lưới quốc gia đến từng hộ gia đình. Xã đã tham gia cùng Điện lực Mai Sơn, Sở Công Thương rà soát tiến hành rà soát các hộ đang dùng chung công tơ tổng tại xóm Vật Tư,  đề nghị Sở Công Thương đưa vào dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Trần Hữu Hải, Giám đốc Điện lực Mai Sơn: Trước đây, việc đầu tư dự án phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: nguồn kinh phí, mật độ dân cư, mặt bằng; khoảng cách từ trung tâm phụ tải đến nhà của 6 hộ dân theo lưới hạ thế vượt quá bán kính cấp điện cho phép, không đảm bảo tiêu chí cân bằng nguồn vốn cấp điện với chi phí thấp nhất và số hộ có điện được hưởng lợi từ dự án là nhiều nhất, nên ngành Điện chưa thể bán điện trực tiếp cho từng hộ dân tại xóm Vật Tư, bản Cò Nòi. Hiện nay, theo Nghị quyết số 272/NQ-HĐND ngày 29/04/2021 của HĐND tỉnh phê duyệt điều chỉnh chủ trương một số dự án trên địa bàn tỉnh; Sở Công Thương cũng đã trình UBND tỉnh triển khai kế hoạch thực hiện chương trình cấp điện nông thôn giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Tiểu dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 do Sở Công Thương làm chủ đầu tư sẽ cấp và nâng cấp điện an toàn cho các hộ của bản Cò Nòi, trong đó, có xóm Vật Tư.

Mong muốn được sử dụng điện từ lưới điện quốc gia là nguyện vọng chính đáng của người dân xóm Vật Tư, bản Cò Nòi. Hy vọng, Tiểu dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 sớm được triển khai, giúp người dân nơi đây giảm bớt khó khăn, cải thiện cuộc sống.

Nhóm PV
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.