Ngày hội cà phê huyện Mai Sơn năm 2017

Trong 2 ngày 26 và 27/10, tại xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn đã diễn ra các hoạt động trong Ngày hội Cà phê huyện Mai Sơn năm 2017.

Cục Sở hữu trí tuệ trao Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cà phê Sơn La cho tỉnh Sơn La.

Tham dự các hoạt động của Ngày hội có các đồng chí: Hoàng Văn Chất, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Cầm Ngọc Minh, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Mai Thu Hương, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy; Bùi Đức Hải, Lò Minh Hùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam; đại diện các Cục, vụ, viện Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông nghiệp và PTNT; đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện, thành phố; các doanh nghiệp, HTX trồng, kinh doanh, chế biến cà phê, đông đảo nhân dân trên địa bàn và du khách.

Ngày hội cà phê Mai Sơn diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu các sản phẩm cà phê và các sản phẩm địa phương với 38 gian hàng của các huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Sốp Cộp và thành phố Sơn La giới thiệu các sản phẩm từ cà phê, dụng cụ pha cà phê; trình diễn kỹ thuật pha, thưởng thức cà phê, các sản phẩm nông sản của các địa phương và máy nông sản của các hợp tác xã. Sôi động và hấp dẫn trong Ngày hội là Hội thi nhà nông đua tài cùng với thi các môn thể thao dân tộc và trò chơi dân gian truyền thống thu hút 11 đội tham gia đến từ các xã, các huyện trong tỉnh.

Sự kiện nổi bật trong Ngày hội là Lễ Công bố chỉ dẫn địa lý Cà phê Sơn La và Chương trình nghệ thuật “Hương sắc cà phê”. Cây cà phê chè (Arabica) được trồng tại Sơn La vào những năm 1980, đến nay diện tích cà phê toàn tỉnh có trên 12.000 ha trồng chủ yếu tập trung tại Mai Sơn, Thuận Châu, Yên Châu, Sốp Cộp và Thành phố; trong đó Mai Sơn là huyện có diện tích trên 4000 ha. Sản lượng cà phê tươi toàn tỉnh khoảng 200.000 đến 250.000 tấn, sản lượng cà phê nhân ước đạt 40.000-45.000 tấn. Cà phê nhân đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật, EU và một số nước khác; được đánh giá cao về chất lượng và hương vị. Theo quy hoạch đến năm 2020, diện tích cà phê của tỉnh đạt khoảng 15.000 ha, sản lượng từ 20.000 - 25.000 tấn cà phê nhân.

Tại buổi Lễ, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và công nghệ đã công bố và trao chứng nhận chỉ dẫn địa lý Cà phê Sơn La cho tỉnh Sơn La. Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Cầm Ngọc Minh nhấn mạnh: Các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm thực hiện tốt các chủ trương, cơ chế, chính sách của tỉnh trong phát triển nông nghiệp nói chung và cây cà phê nói riêng; tạo điều kiện và thúc đẩy việc liên kết sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến, bảo quản sản phẩm. Thực hiện nghiêm việc kiểm tra, giám sát để người dân, doanh nghiệp, HTX tuân thủ các quy định của pháp luật về cạnh tranh, về bảo đảm chất lượng và quy trình sản xuất, canh tác; gắn kết sản xuất và tiêu thụ, bảo đảm cho thương hiện cà phê Sơn La phát triển bền vững...

Chương trình nghệ thuật “Hương sắc cà phê” do Nhà hát ca múa nhạc tỉnh Sơn La, Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch tỉnh Sơn La, diễn viên quần chúng huyện Mai Sơn và Thành phố thể hiện sinh động với những màn diễn xuất đặc sắc trong  sắc màu của ánh sáng, hòa với không gian bao la của vùng cà phê rộng lớn Chiềng Ban, tái hiện hình ảnh quê hương Sơn La nói chung và Mai Sơn nói riêng tươi đẹp, giàu bản sắc dân tộc, đặc biệt là quá trình phát triển của cà phê Sơn La trải qua những thăng trầm khắc nghiệt của thiên nhiên, nhưng với khát vọng và ý chí vượt qua thử thách của người trồng cà phê đã giúp cây cà phê đâm trồi, nảy lộc, đơm hoa, kết trái, xây dựng nên một thương hiệu cà phê Sơn La. Ngày hội cà phê Mai Sơn năm 2017 khép lại trong vòng xòe đoàn kết như một minh chứng cho cà phê Sơn La sẽ đứng vững, sánh vai cùng với các thương hiệu cà phê nổi tiếng của các vùng khác trong cả nước và trên thế giới để ngày càng vươn xa, tỏa sáng.

Nằm trong Chương trình Ngày hội cà phê Mai Sơn, Hội thảo “nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La”, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với UBND huyện Mai Sơn tổ chức với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản; Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hội thảo đã đánh giá tiềm năng, lợi thế, định hướng và quy hoạch chiến lược lâu dài trong phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh. Các nhà quản lý Nhà nước, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp và nhà nông cùng thảo luận, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, giải pháp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê đảm bảo ổn định và đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Tại bản Mạt, xã Chiềng Mung, cũng diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà máy cà phê Phúc Sinh Sơn La. Nhà máy cà phê Phúc Sinh Sơn La được đầu tư xây dựng trên diện tích 3 ha, có các hạng mục: Khu nhà xưởng và lò hơi 5.000 m2; hệ thống chế biến đồng bộ từ quả cà phê tươi theo phương pháp chế biến ướt với công suất 20.000 tấn quả tươi/vụ; hệ thống xát và phân loại 4.000 tấn cà phê nhân/vụ. Nhà máy dự kiến hoàn thành xây dựng trong 8 tháng, tổng mức đầu tư tài sản 48,6 tỷ đồng. Khi khánh thành đưa vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho khoảng 100 lao động tại địa phương.

Nhóm PV
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    An ninh trật tự -
    Ngày 26/11, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án Công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động lập “Nhà nước Mông” trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 – 2025 và Đề án Công tác công an tham mưu thu hút các dự án kinh tế trọng điểm đầu tư vào địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.