Hội Nông dân xã Chiềng Sơn đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế

Trong những năm qua, Hội Nông dân xã Chiềng Sơn (Mộc Châu) đã chỉ đạo, vận động, hướng dẫn hội viên nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất sản xuất; tạo điều kiện cho hội viên được tiếp cận với các nguồn vốn và kỹ thuật sản xuất, thâm canh mới; giúp hội viên từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế - xã hội.

Nông dân xã Chiềng Sơn (Mộc Châu) chăm bón vườn cây ăn quả.

Ông Vũ Đức Quang, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Hội hiện có 1.540 hội viên, sinh hoạt tại 24 chi hội các bản, tiểu khu. Hằng năm, Hội đã tổ chức phát động các phong trào “Thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; tăng cường các dịch vụ hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, như: Công tác khuyến nông, khuyến lâm; chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Phối hợp với các công ty, nhà máy, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, các tổ chức, đoàn thể trong xã mở các lớp tập huấn dạy nghề cho nông dân, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; sản xuất hàng hóa tập trung phù hợp với điều kiện địa phương, đẩy mạnh phát triển các ngành nghề thương mại, dịch vụ; chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng cây, con có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là chú trọng phát triển trồng cây ăn quả. Đồng thời, nhận ủy thác với các ngân hàng để cho hội viên vay vốn phát triển kinh tế gia đình; nhất là quản lý tốt Quỹ hỗ trợ nông dân, ưu tiên các hộ có tiềm năng, có phương án sử dụng đúng mục đích, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay của các hộ...

Trong năm qua, Hội Nông dân xã Chiềng Sơn đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, các tổ chức, đoàn thể, công ty giống cây trồng mở 10 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 610 lượt hội viên; tổ chức 3 hội thảo mô hình trồng giống ngô mới, với 95 hộ tham gia. Nhận ủy thác với Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN và PTNT Chi nhánh huyện hơn 10 tỷ đồng cho 277 hộ vay để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Hội làm tốt việc quản lý 620 triệu đồng Quỹ hỗ trợ nông dân cho 20 hộ nông dân vay nuôi trâu, bò sinh sản. Ngoài ra, Hội còn tích cực vận động, hướng dẫn nông dân phát triển kinh tế tập thể, thành lập 1 HTX đang hoạt động hiệu quả.

Từ sự hỗ trợ của Hội Nông dân xã, nhiều hộ hội viên nông dân đã đầu tư phát triển các mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có thu nhập từ 150-500 triệu đồng/năm trở lên; đời sống của nông dân ngày càng được nâng cao. Trên địa bàn xã hiện có 214 hộ đạt danh hiệu “Sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp (20 hộ cấp tỉnh, 46 hộ cấp huyện và 148 hộ cấp xã). Điển hình là các hộ ông Phạm Văn Trị, tiểu khu 3/2; ông Hoàng Văn Thịnh, tiểu khu 19/5; bà Đốc Thị Xuân, tiểu khu 2...

Bà Dương Thị Thủy, bản Dân Quân, cho biết: Được tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi do Hội Nông dân xã tổ chức và được sự giúp đỡ về vốn, gia đình tôi đã quyết định chuyển đổi 2 ha trồng ngô sang trồng cây ăn quả, hiện gia đình có 500 gốc bưởi các loại; 700 gốc cam đường canh và cam Vinh; 350 gốc chanh leo. Năm 2018, gia đình đã thu hoạch được trên 1.000 quả bưởi, 10 tấn chanh leo và cam do năm đầu bói quả nên mới thu trên 3 tấn quả; tổng thu nhập ước tính của gia đình đạt 300-400 triệu đồng, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng ngô trước đây. Còn ông Mai Xuân Mạnh, tiểu khu 4 chia sẻ: Năm 2017, gia đình vay 50 triệu đồng Quỹ hỗ trợ nông dân cùng với số vốn gia đình tự có đầu tư nuôi 10 con bò nhốt chuồng, trồng cỏ voi, cỏ mùa đông, yến mạch sử dụng công nghệ hệ thống tưới ẩm, đến cuối năm 2018, gia đình đã bán 8 con bê, với giá 7-8 triệu đồng/con. Bên cạnh đó, gia đình cũng trồng 150 gốc bưởi da xanh, 70 gốc cam, 400 gốc mận hậu (trong đó mới trồng 250 gốc), năm nay đã bắt đầu cho thu hoạch 200 quả bưởi, 2 tấn mận hậu... sau khi trừ chi phí thu nhập của gia đình đạt khoảng 150 triệu đồng.

Không chỉ phát triển kinh tế hộ gia đình, mô hình kinh tế HTX tại xã Chiềng Sơn đang phát triển, trong năm qua đã thành lập 1 HTX Hoàng Sơn trồng gần 30 ha chanh leo, từ nguồn vốn vay qua Hội Nông dân xã, HTX đang đầu tư khoảng 1 tỷ đồng trồng 3.400 gốc chanh leo trên diện tích 4,6 ha, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt...

Có thể thấy, việc Hội Nông dân xã Chiềng Sơn tích cực giúp đỡ hội viên nông dân có điều kiện phát triển kinh tế đã tạo ra những mô hình sản xuất hiệu quả, hình thành các vùng chuyên canh tập trung, tạo ra sản phẩm hàng nông sản có sức cạnh tranh; giúp hội viên từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, diện mạo của nông thôn không ngừng đổi mới.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.