Đảm bảo an toàn thực phẩm cho bữa ăn của học sinh bán trú Phiêng Cằm

Trong thực hiện nấu ăn cho học sinh bán trú, điểm trường trung tâm của Trường PTDT bán trú Tiểu học - Trung học cơ sở Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn (trước đây là Trường PTDT bán trú THCS Phiêng Cằm) luôn quan tâm công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), giúp học sinh có sức khỏe tốt, phát triển cả về trí lực và thể lực, tạo niềm tin, sự yên tâm khi phụ huynh gửi con tại trường.

 

Nhân viên nấu ăn của điểm trường trung tâm Trường PTDT bán trú Tiểu học - THCS Phiêng Cằm (Mai Sơn)

chuẩn bị bữa ăn cho học sinh.

Chúng tôi đến điểm trường trung tâm của Trường PTDT bán trú Tiểu học - Trung học cơ sở Phiêng Cằm đúng giờ nhân viên nhà ăn đang chia phần cơm vào từng khay đựng. Trò chuyện với thầy giáo Sồng A Phía, Hiệu trưởng nhà trường được biết, từ tháng 10/2012, điểm trường trung tâm bắt đầu tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú. Thời điểm khi mới tổ chức thực hiện, nhà trường gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất; nhân viên nhà bếp chưa có kinh nghiệm nấu ăn bán trú, nên việc lên thực đơn, chế biến các món ăn chưa đồng đều... Từng bước rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý và tổ chức nấu ăn bán trú, đến nay công tác nấu ăn bán trú đã ổn định. Hiện điểm trường trung tâm có 737 học sinh, hầu hết là con em các dân tộc. trong đó 446 học sinh bán trú, gồm 430 học sinh THCS và 16 em khối tiểu học. Thực hiện Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ, học sinh bán trú được hỗ trợ 40% mức lương cơ sở/tháng, với 556.000 đồng/tháng/em và 15 kg gạo/tháng/em, từ nguồn hỗ trợ này, nhà trường đã tổ chức nấu ăn 3 bữa sáng, trưa và tối cho học sinh.

Trong thực hiện, nhà trường luôn quan tâm công tác đảm bảo vệ sinh ATTP. Để tìm nguồn thực phẩm sạch, chất lượng, nhà trường tổ chức cho các hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài xã tham gia đấu thầu ký hợp đồng cung cấp các loại thực phẩm. Những đơn vị này phải đảm bảo tiêu chuẩn là có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh ATTP, các mặt hàng thực phẩm phong phú, giá cả hợp lý... Đồng thời, chú trọng giám sát khi nhận và chế biến thực phẩm; kiểm tra chặt chẽ bảo đảm thực phẩm không có mùi lạ hoặc bị ôi thiu... Phân công giáo viên đến thăm, kiểm tra các cơ sở cung cấp thực phẩm. Sau khi chế biến xong, các món ăn được lưu mẫu trong 24 giờ để đề phòng trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm có cơ sở phân tích và hướng giải quyết kịp thời. Thực đơn các bữa ăn cũng được thường xuyên thay đổi, đảm bảo chất dinh dưỡng cho các em học sinh.

Bên cạnh đó, nhà trường còn trang bị tủ điện hấp cơm công nghiệp; các dụng cụ nấu ăn, thực phẩm đều được rửa sạch trước khi đưa vào chế biến. Thay vì sử dụng bếp đun bằng gas, tiêu tốn 12 triệu đồng/tháng, nhà trường sử dụng bếp củi để tiết kiệm chi phí. Hiện nhà trường có 9 nhân viên nhà bếp, thường xuyên thay ca nấu ăn cho học sinh. Hằng năm, đội ngũ này đều được tham gia các lớp tập huấn về ATTP. 6 năm qua, nhà trường không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Em Sồng Thị Vế, học sinh lớp 7D, điểm trường trung tâm Trường PTDT bán trú Tiểu học - THCS Phiêng Cằm cho biết: Gia đình em ở bản Tô Buông, cách trường 27 km. Trước đây, ở bán trú em phải tự nấu cơm ăn, nhiều hôm hết gạo phải nhịn đói. Bây giờ, em được các thầy, cô nấu cơm cho ăn, được ăn no, ngon nên em tập trung học tập tốt hơn.

Nhờ mô hình bếp ăn bán trú mà tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng tại điểm trường trung tâm đã giảm hẳn, tỷ lệ học sinh đến trường tăng qua các năm. Đã có nhiều học sinh đạt học lực khá giỏi, đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện, điều mà trước đây không có ở những trường vùng cao. Riêng năm học 2017-2018, khối trường THCS có 31,4% số học sinh khá, giỏi; khối tiểu học có 98,5% số học sinh hoàn thành chương trình lớp học; 96,2% số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học...

Tuy nhiên, hiện nay nhà trường chưa có nhà ăn tập thể, nên đến bữa ăn, học sinh phải mang cơm về phòng ăn. Việc ăn cơm không tập trung dẫn đến không đảm bảo vệ sinh ATTP; nhà bếp nấu ăn là nhà được cải tạo lại, chưa đảm bảo theo quy trình nấu ăn một chiều... Để việc nấu ăn bán trú của trường PTDT bán trú Tiểu học - THCS Phiêng Cằm hiệu quả hơn, thiết nghĩ, cần có sự giúp đỡ của các cấp, các ngành hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ nhà bếp... góp phần giúp giáo viên và học sinh vùng cao Phiêng Cằm yên tâm giảng dạy và học tập.

Huyền Trăng (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.
  • 'Truyền lửa đam mê học tập cho các thế hệ học sinh

    Truyền lửa đam mê học tập cho các thế hệ học sinh

    Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai đã cụ thể hóa bằng những việc làm thiết thực gắn với nhiệm vụ chuyên môn, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
  • 'Quản lý hoạt động kinh doanh dược: Kỳ 2: Hướng đến thị trường dược phẩm minh bạch, an toàn

    Quản lý hoạt động kinh doanh dược: Kỳ 2: Hướng đến thị trường dược phẩm minh bạch, an toàn

    Phóng sự -
    Hạn chế tình trạng buôn bán thuốc giả, kém chất lượng len lỏi vào vùng sâu, vùng xa, từ năm 2023 đến hết quý I/2025, Sở Y tế Sơn La đã thực hiện 176 cuộc kiểm tra định kỳ, đột xuất, tập trung vào điều kiện bảo quản, niêm yết giá, chứng chỉ hành nghề, truy xuất nguồn gốc và tuân thủ chuyên môn.