Chăm lo cho học sinh bán trú

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy và học, Trường PTDT nội trú THCS - THPT Mai Sơn luôn quan tâm chăm lo đời sống của học sinh bán trú, tổ chức cho các em ổn định "nơi ăn chốn ở" để yên tâm học tập, sinh hoạt, rèn luyện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Nhân viên phục vụ nấu ăn chia khẩu phần ăn cho các em học sinh.

Nhà trường hiện có dãy 2 nhà lớp học, gồm 9 phòng học, các phòng chức năng đều được lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị, phòng học tin học có 28 máy vi tính được kết nối internet; phòng đọc thư viện có đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, đáp ứng nhu cầu của cán bộ, giáo viên, học sinh tham khảo, phục vụ công tác dạy và học; khu vực nhà ký túc xá của học sinh có 28 phòng ở khép kín, đảm bảo nhu cầu ăn, ở và sinh hoạt cho các em học sinh. Năm học 2018 - 2019 này, nhà trường có 304 học sinh, để chăm lo việc ăn, ở cho học sinh, nhà trường phân công 3 cán bộ, giáo viên luân phiên phụ trách ký túc xá hằng ngày, giúp đỡ các em mọi hoạt động cả trong và ngoài giờ lên lớp; giáo dục các em kỹ năng sống tự lập khi xa gia đình.

Tại khu bếp ăn, nhà trường bố trí 5 nhân viên phục vụ nấu ăn. Một ngày các em được ăn 3 bữa (sáng, trưa, tối), với mức 15.000 đồng/em. Việc nấu ăn tại nhà bếp được giám sát chặt chẽ, nhất là khâu an toàn vệ sinh thực phẩm. Vào giờ ăn, các em học sinh về khu bếp ăn, tất cả đều phải rửa tay trước khi ăn và ngồi theo từng lớp. Sau khi ăn, học sinh tự thu dọn bát đũa, rửa sạch sẽ, cất lên giá đựng theo quy định và về phòng ký túc nghỉ trưa chuẩn bị cho giờ học buổi chiều. Cô giáo Vương Thị Thúy Nga, nhân viên phục vụ nấu ăn lâu năm của nhà trường, chia sẻ: Các bữa ăn của các cháu đều được đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Thực đơn chủ yếu là: thịt lợn, thịt gà, thịt bò, đậu phụ, rau củ các loại..., các món ăn được thay đổi từng ngày. Để chuẩn bị 304 suất ăn mỗi bữa, chúng tôi có mặt từ 5 giờ sáng để nhận, kiểm tra thực phẩm, sơ chế, chế biến món ăn và chia khẩu phần ăn cho các cháu. Hằng ngày, chúng tôi duy trì lưu mẫu thức ăn trong vòng 24 giờ theo quy định. 

Các em học 2 buổi/ngày từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần, các buổi chiều chủ yếu dành để phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, dạy kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, tự lập, giúp các em nâng cao kiến thức toàn diện. Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thêu, võ cổ truyền, nhảy, thu hút các em học sinh tham gia. Em Cút Thị Hồng Ngọc, học sinh lớp 7B, Trường PTDTNT THCS - THPT Mai Sơn nhỏ nhẹ: Nhà em ở Phiêng Cằm, cách trường khoảng 85 km. Ở bán trú cùng các bạn rất vui, chúng em được ăn uống đầy đủ, em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng thầy cô và thực hiện ước mơ sau này trở thành cô giáo.

Nhờ việc tổ chức tốt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh bán trú, chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên. Học kỳ I, năm học 2018 - 2019, toàn trường có 9,9% học sinh giỏi; 63,5% học sinh học lực khá... Nhà trường còn tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường, khối lớp 9 các môn: Sinh, Sử. Đã có 2 giải nhì, 7 giải ba và 6 giải khuyến khích. Cùng với đó, 4 thầy cô và 24 học sinh tham gia giải bóng bàn, cờ vua cấp huyện, đoạt 8 giải nhất, 10 giải nhì và 6 giải ba...

Việc chăm lo mọi mặt học tập, rèn luyện và sinh hoạt cho học sinh của Trường PTDT nội trú THCS - THPT Mai Sơn, đã góp phần duy trì sĩ số học sinh, làm cho các em thêm yêu trường, mến lớp, giúp các em yên tâm học tập, rèn luyện, tích lũy kiến thức, phấn đấu trở thành công dân có ích, góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Hạnh Vi (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.