Sức mạnh tinh thần - nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mặc dù diễn ra cách đây bảy thập kỷ, nhưng những bài học về xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần của nhân dân ta, quân đội ta trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Giọng nữ
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm, kiểm tra Đại đoàn Công pháo 351 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ảnh: Tư liệu

Thắng lợi của chúng ta trong cuộc đọ sức quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ chứng tỏ sức mạnh vượt trội của chúng ta so với thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên, sức mạnh đó không phải từ các loại vũ khí tối tân, từ một nền kinh tế công nghiệp hiện đại hay một quân đội nhà nghề. Mà đó xuất phát từ sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân dân ta, đó là sức mạnh chính trị - tinh thần to lớn của quân và dân ta.

Bắt nguồn từ đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là đường lối kháng chiến toàn dân toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, cùng những bước tiến lớn lao trong quá trình hiện thực hóa đường lối ấy kể từ khi tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 lịch sử, vượt qua muôn vàn thử thách giữ vững chính quyền non trẻ; đưa cả nước bước vào cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp muốn cướp nước ta lần nữa. Đường lối của Đảng đã thấm sâu vào quần chúng, tạo nguồn cho khí thế quyết chiến, quyết thắng đầy tự tin, phấn khởi và quyết tâm bước vào chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ với niềm tin tất thắng.

Ngoài ra, sức mạnh tinh thần của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn được bắt nguồn từ ý chí “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, từ khát vọng giành cho được độc lập, tự do của cả dân tộc, từ truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm được hun đúc trong lịch sử ngàn năm của cả dân tộc Việt Nam. Ý chí khát vọng đó đã thấm sâu vào mọi người nhân dân và mỗi quân nhân, trở thành quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển nổi, thể hiện trong suốt chặng đường trường kỳ kháng chiến chín năm, hội tụ trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, 56 ngày đêm đánh chiếm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bộ đội ta phải đương đầu với vô vàn thử thách khốc liệt, song tất thảy đều “Gan không núng, chí không mòn” và chính trong thử thách đó, những phẩm chất anh hùng của quân đội anh hùng lại càng sáng ngời, khắc họa rõ ưu thế tuyệt đối và vai trò to lớn từ sức mạnh chính trị - tinh thần của quân và dân ta đối với kẻ thù xâm lược.

Sức mạnh tinh thần của quân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ được khơi dậy và phát huy cao độ trở thành động lực to lớn thúc đẩy toàn dân, toàn quân ta vượt lên mọi thử thách, khó khăn, với một khí thế sục sôi, sẵn sàng dốc toàn lực ra để  giành thắng lợi. 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” gian khổ, ác liệt là vậy nhưng bộ đội ta vẫn quyết chí giữ vững thế tiến công, không ai nao núng, tất cả đều một lòng một dạ kiên cường chiến đấu, mặc cho mưa bom bão đạn kẻ thù, quân ta vẫn anh dũng xung phong, đánh chiếm từng cứ điểm, giành giật từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, người trước ngã, người sau tiến lên, chiến đấu liên tục quyết giành thắng lợi hoàn toàn.

Trong chiến dịch đã xuất hiện nhiều hành động phi thường và kỳ diệu, khiến kẻ thù khiếp sợ. Địch không thể ngờ rằng, để đưa những khẩu pháo nặng trên ngàn cân lên núi cao, bộ đội ta chỉ dùng sức người, nã đạn chính xác vào cứ điểm địch, lập nên kỳ tích chưa từng có trong lịch sử cuộc chiến. Địch cũng không thể ngờ rằng, chỉ với chiếc xe đạp thồ thô sơ mà anh dân công hỏa tuyến Ma Văn Thắng (quê Phú Thọ) đã chở được hơn 300 kg hàng một chuyến lên chiến trường trong điều kiện gian khổ, ác liệt... Điều đó, chỉ có thể có được bằng động lực và sự thôi thúc mạnh mẽ tinh thần yêu nước, quả cảm và ý chí quyết tâm chiến đấu, chiến thắng kẻ thù xâm lược ở trong mỗi người dân yêu nước, quyết giành độc lập - tự do.

Cũng từ sức mạnh tinh thần ấy đã nảy nở một chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam kiểu mới, chủ nghĩa anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh, sản sinh ra tầng tầng lớp lớp các gương anh hùng dũng cảm quên mình hy sinh vì Tổ quốc, tô thắm thêm truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc, như anh Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng cho đồng đội nhắm thẳng đạn diệt thù; Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo; Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, hay Chu Văn Mùi 3 ngày chịu đói vẫn chiến đấu giữa vòng vây của địch, rồi gọi pháo bắn ngay vào vị trí mình để tiêu diệt địch... Những hành động anh hùng, không chỉ có sức cổ vũ to lớn đối với Chiến dịch Điện Biên Phủ, còn lan tỏa trong toàn quân, toàn dân trên khắp các mặt trận, trở thành nguồn sức mạnh to lớn động viên quân và dân ta ra sức thi đua giết giặc lập công, giành chiến thắng.

Sức mạnh tinh thần đó, còn được thể hiện trong từng hành động anh hùng, xông pha lửa đạn, bất chấp mọi hiểm nguy của hàng chục vạn dân công, thanh niên xung phong phục vụ chiến dịch. Có những chiến sĩ công binh ở “cửa tử” ngã ba Cò Nòi bị bom địch vùi lấp, khi được đồng đội moi lên lại tiếp tục công việc của mình.

Sức mạnh tinh thần trong chiến thắng Điện Biên Phủ còn được biểu hiện một cách chân thực và sinh động trong mỗi người nhân dân. Từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị đến nông thôn, từ người già đến người trẻ và các dân tộc thiểu số ở vùng núi cao, biên giới, hải đảo... tất thảy đều nô nức tham gia chiến dịch với một niềm tin tất thắng. Cả nước một lòng, cả nước dồn sức cho chiến trường, cả nước hướng tới chiến dịch quyết chiến và quyết thắng.

Trong chiến dịch lịch sử này, chúng ta đã huy động trên 55.000 cán bộ, chiến sĩ của các Đại đoàn chủ lực, 261.453 dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong, với hơn 18,3 triệu ngày công phục vụ chiến dịch, trải dài trên tuyến đường 400-500 km, 23.056 tấn gạo, 266 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm, 907 tấn thịt, 917 tấn lương thực khác... và hơn 20.900 xe đạp thồ; 736 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ; 3.130 chiếc thuyền, cùng các phương tiện vận tải khác phục vụ chiến dịch. Những con số trên, có ý nghĩa thật to lớn đối với một đất nước còn hết sức nghèo nàn, lạc hậu, lại đang phải tiến hành một cuộc kháng chiến cứu nước quyết liệt, gian khổ, trường kỳ.

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cùng nhau làm sống lại giá trị lịch sử hào hùng của sự kiện “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, qua đó, làm sáng tỏ hơn nữa vai trò đặc biệt quan trọng từ sức mạnh tinh thần dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập tự do. Đồng thời, đây cũng là điều kiện thuận lợi để chúng ta tiếp tục khơi dậy, phát huy hơn nữa vai trò to lớn của sức mạnh chính trị - tinh thần Điện Biên Phủ trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, đưa đất nước bước lên đài vinh quang sánh vai cùng thế giới.

Minh Huy (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thành phố Sơn La triển khai sơn kẻ vạch trên các tuyến đường

    Thành phố Sơn La triển khai sơn kẻ vạch trên các tuyến đường

    Thành phố Sơn La -
    Đảm bảo an toàn giao thông, chỉnh trang đô thị chào mừng các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị trên địa bàn thành phố năm 2025, hướng tới chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, từ đầu tháng 5, thành phố Sơn La đã đầu tư thực hiện Dự án sơn kẻ vạch, gờ giảm tốc các tuyến đường giao thông trên địa bàn. 
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại tổ

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại tổ

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 12/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo, gồm: Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.
  • 'Tôn vinh nghề điều dưỡng

    Tôn vinh nghề điều dưỡng

    Sức khỏe -
    Điều dưỡng viên không chỉ hỗ trợ đắc lực bác sĩ trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, mà còn là cầu nối giữa cơ sở khám chữa bệnh với bệnh nhân. Cùng với tình yêu nghề, lương tâm nghề nghiệp, họ còn nhẫn nại, lắng nghe và thấu hiểu bệnh nhân. Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 là dịp để xã hội tôn vinh đội ngũ điều dưỡng - những người đã và đang góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
  • 'Họp Tổ nghiên cứu Đề án theo Quyết định số 1324-QĐ/TU ngày 4/4/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

    Họp Tổ nghiên cứu Đề án theo Quyết định số 1324-QĐ/TU ngày 4/4/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 12/5, đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Tổ trưởng Tổ nghiên cứu xây dựng Đề án kết thúc hoạt động của Đảng bộ các huyện, thị xã, thành phố; thành lập Đảng bộ cấp xã trực thuộc Tỉnh ủy; sắp xếp, tinh gọn cơ quan MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ từ tỉnh đến cơ sở (Tổ nghiên cứu Đề án theo Quyết định số 1324-QĐ/TU), đã chủ trì cuộc họp.
  • 'Kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc tế điều dưỡng

    Kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc tế điều dưỡng

    Sức khỏe -
    Ngày 12/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp với Hội Điều dưỡng tỉnh tổ chức Kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5/1965 - 12/5/2025); trao giải Cuộc thi “Sáng tạo góc truyền thông Giáo dục sức khỏe” tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 13/5/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 13/5/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa Tây Nam lưỡi áp cao lục địa tăng cường sau có cường độ ổn định và suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ thay đổi. Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng.
  • 'Đẩy nhanh tiến độ đưa người lao động tỉnh Sơn La đi làm việc ở nước ngoài

    Đẩy nhanh tiến độ đưa người lao động tỉnh Sơn La đi làm việc ở nước ngoài

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 12/5, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp báo cáo tiến độ thực hiện các nội dung liên quan đến hoạt động đưa người lao động tỉnh Sơn La đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2025. Tham dự có đại diện các sở, ngành của tỉnh.
  • 'Nghị quyết số 480/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 480/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu HĐND đã quyết nghị thông qua Nghị quyết số 480/NQ-HĐND về việc gia hạn thời gian bố trí vốn thực hiện dự án sang năm 2025 đối với 3 dự án sử dụng ngân sách Trung ương không đáp ứng thời gian bố trí theo quy định tại Điều 57, Luật Đầu tư công năm 2024.