Chiến thắng Điện Biên Phủ - Niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

Ngày 13/3/1954 được coi là ngày mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu, hy sinh, gian khổ, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về nhân dân Việt Nam, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược (1945-1954) ở Đông Dương, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng.

Ngày 13/3/1954, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
                                                                                                                                                                               Nguồn: TTXVN

 Tháng 11/1953, khi phát hiện hướng tiến công chiến lược của ta vào Tây Bắc, Lai Châu và Thượng Lào thì ngày 20/11/1953, Pháp đã cho quân nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ, manh nha ý định xây dựng căn cứ quân sự ở đây. Đến ngày 3/12/1953, sau khi cân nhắc kĩ vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ, tướng Henrry Navarre - Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Quân đội Việt Nam và bắt tay vào xây dựng nơi đây thành một Tập đoàn cứ điểm kiên cố, với hệ thống binh lực, hỏa lực mạnh, hệ thống công sự chiến hào vững chắc, hàng rào dây thép gai và bãi mìn dày đặc, dưới sự dẫn dắt, chỉ huy của Đại tá De Castries - Chỉ huy trưởng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Pháp và Mỹ đã liên tiếp cho tăng cường lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, với 16.200 quân gồm 21 tiểu đoàn, trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội không quân, 1 đại đội vận tải cơ giới, được bố trí thành 3 phân khu Bắc, Trung, Nam với 49 cứ điểm; hệ thống hỏa lực mặt đất có 2 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 đại đội pháo 155mm, 1 đại đội súng cối 120mm được bố trí ở Mường Thanh và Hồng Cúm; hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm với gần 100 lần máy bay lên, xuống mỗi ngày có thể vận chuyển khoảng 200 đến 300 tấn hàng và thả dù từ 100 đến 150 tên địch. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được tướng Navarre coi như “một pháo đài không thể công phá”, là nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.

Trước tình hình đó, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp bàn, quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch, Đảng ủy mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch.

Sau khi Điện Biên Phủ được chọn làm điểm quyết chiến, chiến lược trong Đông Xuân 1953-1954, nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là sửa đường, mở đường để hành quân, vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược vào mặt trận, đặc biệt là công tác mở đường đưa pháo vào trận địa. Thực hiện phương án tác chiến “Đánh nhanh, thắng nhanh”, chiều ngày 16/1/1954, quân ta bắt đầu kéo pháo vào trận địa. Tuy nhiên, do tình hình địch có nhiều thay đổi cùng với đó việc kéo pháo vào của quân ta gặp nhiều khó khăn chưa kịp chiếm lĩnh trận địa nên ngày nổ súng được lùi từ ngày 20/1 đến 25/1/1954 và sau đó chuyển sang ngày 26/1/1954.

Thế nhưng, Bộ chỉ huy chiến dịch nhận thấy nếu đánh theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” thì khó bảo đảm “chắc thắng”. Trên cơ sở phân tích so sánh tương quan lực lượng, đánh giá khả năng của ta và địch tại Điện Biên Phủ, đặc biệt là thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với tập thể Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch bàn bạc, thống nhất quyết định thay đổi phương châm tác chiến, chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đầu tháng 3/1954, sau khi mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch theo phương châm tác chiến “Đánh chắc, tiến chắc” cơ bản được hoàn tất, ngày 13/3/1954 được chọn là ngày mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đúng 17h05 ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tấn công cứ điểm Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 3 đợt tiến công, đến ngày 7/5/1954, Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và ký Hiệp định Geneve, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Đông Dương.

Có thể thấy, việc thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là một quyết định quan trọng song cũng hết sức khó khăn. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết định chuyển phương châm tác chiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

70 năm đã trôi qua, chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam vì ý nghĩa to lớn và tầm vóc vĩ đại của nó. Chiến thắng Điện Biên Phủ là thành quả 9 năm kháng chiến anh dũng, đầy gian khổ, hy sinh, là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, thắng lợi của khát vọng hòa bình và ý chí độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

Phong Lưu (TH)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.